Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Vì sao chúng ta lại sốt?

Chính trị 20/04/2024 - 16:02

Sốt là phản ứng viêm của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Vì sao chúng ta lại sốt? - ảnh 1

Ở trẻ nhỏ, sốt cao có thể dẫn đến tình trạng co giật. Ảnh: Freepik.

Theo trang Very Well Health, sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao tạm thời. Đây thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh. Nhiệt độ cơ thể bình thường thường được coi là 37 độ C, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể bình thường có thể dao động từ 36,1 độ C đến 37,2 độ C.

Sốt nhẹ dưới độ 38 độ C thường không đáng lo ngại, nhưng nếu bạn bị sốt cao trên 38 độ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nguyên nhân gây sốt

- Sốt do nhiễm trùng

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt. Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác có thể gây sốt. Sốt là do phản ứng viêm của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Các bệnh nhiễm trùng thường gặp gây sốt bao gồm:

  • Sốt rét: Một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây sốt theo chu kỳ và lây lan bởi muỗi.
  • Sốt Q: Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây sốt cao và lây lan từ động vật (gia súc, cừu) sang người.
  • Sốt vàng da: Nhiễm virus gây sốt cao kéo dài và tổn thương gan và được lây lây lan bởi muỗi.
  • Sốt phát ban: Nhiễm trùng gây sốt cao, phát ban và sưng lưỡi vi khuẩn streptococcus nhóm A
  • Sốt xuất huyết: Một bệnh nhiễm virus gây chảy máu trong và sốt. Bệnh lây truyền qua muỗi và do virus Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus gây ra.

Hầu hết bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt. Nhìn chung, nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng có nhiều khả năng gây sốt cao nhất. Nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, gây nhiễm trùng huyết dẫn đến sốt cao.

- Nguyên nhân gây sốt không nhiễm trùng

Các tình trạng viêm liên quan đến hệ thống miễn dịch có thể gây sốt, ngay cả khi chúng không liên quan đến nhiễm trùng.

Các bệnh gây sốt bao gồm:

  • Bệnh ung thư
  • Rối loạn tự miễn dịch, như lupus, sarcoidosis và viêm khớp
  • Viêm não không nhiễm trùng
  • Ruột thừa bị vỡ (thường bắt đầu bằng nhiễm trùng)
  • Kiệt sức do nhiệt và say nắng

Một số loại thuốc có thể gây sốt, bao gồm cephalosporine và Aldomet (methyldopa).

Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hội chứng serotonin, một phản ứng nguy hiểm bao gồm cứng cơ và sốt. Lạm dụng ma túy, chẳng hạn như methamphetamine, cũng có thể gây sốt.

Ở trẻ sơ sinh, việc mặc quần áo quá dày hay được quấn trong chăn hoặc quá nhiều quần áo, cũng có thể gây sốt.

Triệu chứng của sốt

Sốt có thể tăng nhanh hoặc chậm và có thể diễn ra liên tục hoặc theo từng đợt. Điều này thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Sốt có thể ở mức nhẹ (dưới 38 độ C) hoặc cao (trên 38 độ C).

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Ớn lạnh, đổ mồ hôi, cảm thấy nóng, nhức đầu, mệt mỏi, khát nước, chán ăn... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, bạn có thể gặp các triệu chứng liên quan như đau họng, sổ mũi, đau tai, khó chịu ở dạ dày, phát ban, ho, đau cơ hoặc đau khi đi tiểu

Các biến chứng của sốt:

  • Mất nước
  • Lú lẫn
  • Ảo giác
  • Mất ý thức
  • Cảm giác như say nắng
  • Co giật do sốt

Cơn sốt bắt đầu như thế nào?

Khi bạn bị nhiễm trùng, một trong những cách mà hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với vi trùng là tăng nhiệt độ cơ thể, điều này khiến vi trùng khó tồn tại hơn.

Các tế bào miễn dịch hoạt động để phản ứng với nhiễm trùng sẽ giải phóng các protein miễn dịch gọi là cytokine, giúp tăng nhiệt độ cơ thể. Một số bệnh khác gây viêm có thể gây sốt do có sự tham gia của các cơ chế miễn dịch tương tự.

Sốt nhẹ (dưới 38 độ C) thường không đáng ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C cần đến bác sĩ khám ngay.

Đối với người lớn, sốt trên 38,9 độ C cần được chẩn đoán y tế kịp thời. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng khác như: Cứng cổ, khó thở, mất ý thức, đau dữ dội, lú lẫn, sưng hoặc viêm.

Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? Hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.