Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK

Giới trẻ 05/10/2022 - 09:55

Cụ thể, đối với nhiệm vụ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (thời hạn hoàn thành là tháng 12/2025) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Ngày 30/9 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

ADVERTISEMENT

Cụ thể, đối với nhiệm vụ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (thời hạn hoàn thành là tháng 12/2025) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. (Ảnh minh họa: Ngọc Ánh)

Tổ chức thẩm định và phê duyệt Chương trình giáo dục tích hợp; danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2 để thực hiện theo đúng lộ trình thực hiện đổi mới Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội;

Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023. Đồng thời tổ chức giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10;

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.

Bộ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá học sinh và tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học đối với môn Tiếng Việt cấp tiểu học và môn Ngữ Văn cấp trung học.

ADVERTISEMENT

Việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được Bộ chỉ đạo thực hiện thông qua Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).

Video đang HOT

Hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW3, trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với đó, ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tăng cường hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách giáo khoa theo đúng lộ trình;

Tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa.

ADVERTISEMENT

Tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn sách giáo khoa dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo Kế hoạch đã ban hành; chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số sách giáo khoa được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille; phát huy việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội.

Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các văn bản về định mức biên chế giáo viên. Tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo từng năm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Tiếp tục đôn đốc các địa phương tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và lộ trình đổi mới Chương trình, sách giáo khoa. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động kiểm tra, rà soát và phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đối mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông .

Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo 3 khoá chuyển giao công nghệ logistics

Nằm trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao năng lực Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong - Nhật Bản tại Việt Nam, giai đoạn 2", từ tháng 8/2022 đến nay, Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong - Nhật Bản tại Việt Nam thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã triển khai 3 khoá đào tạo chuyển giao công nghệ.

Tham gia các khoá đào tạo có 45 học viên đến từ các công ty, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực logistics tại miền Bắc Việt Nam như: MN Shipping, United Warehouse UWG, Lokaport,...

ADVERTISEMENT

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 2

Ông Masaru Watanabe - Giám đốc Hiệp hội Hợp tác Giao thông vận tải Nhật (JICA) phát biểu tại một khoá đào tạo (Ảnh: Trung Kiên)

Được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu ngành Logistics phát triển nhất thế giới, thời gian gần đây, chính phủ Nhật Bản luôn tạo điều kiện để phát triển và cập nhật những tiêu chuẩn mới cho ngành Logistics.

Song song với việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chương trình đào tạo nghề cũng như hợp tác với các quốc gia khác đang trong giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ngành Logistics, Việt Nam được xem như là một trong những đối tác chiến lược trong giai đoạn năm 2016 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 3

Ông Haruo Fujinuma - Giám đốc điều hành Trung tâm Logistics Hải Phòng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) phát biểu tại buổi Khai mạc (Ảnh: Trung Kiên)

ADVERTISEMENT

Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong - Nhật Bản tại Việt Nam nằm tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam do Quỹ Hội nhập Nhật Bản - ASEAN (JAIF) tài trợ.

Đây là cơ sở đào tạo thực hành về logistics duy nhất trong khu vực CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có khả năng đào tạo nguồn nhân lực logistics một cách chuyên nghiệp, được hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, đã đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia CLMV.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Học viên thực hành tại Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong - Nhật Bản tại Việt Nam (Ảnh: Trung Kiên)

Các khóa đào tạo được giảng dạy bởi những chuyên gia trong lĩnh vực Logistics tại Nhật Bản và Việt Nam đến từ các công ty: Công ty TNHH Yusen Logistics, Công ty Nippon Express,...

Các khoá đào tạo này góp phần không nhỏ vào việc tạo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam nói riêng và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản nói chung trong những năm tới.

ADVERTISEMENT

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 5

Khảo sát, nghiên cứu thực tế tại kho hàng của Trung tâm Logistics Hải Phòng, Công ty Nippon Express (Việt Nam) (Ảnh: Trung Kiên)

Các học viên tham gia khoá học đều nhận xét rằng đây là chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao, giúp đỡ rất nhiều học viên trong việc nắm bắt và đào sâu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công việc.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 6

Bạn Trương Quang Đại - Học viên từ Công ty Macnel Shipping phát biểu cảm tưởng (Ảnh: Trung Kiên)

Đặc biệt, khoá đào tạo sắp tới dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10/2022, sẽ có sự tham gia của các học viên đến từ các quốc gia khác như Lào, Myanmar và Campuchia.

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Học viên một khóa học nhận chứng chỉ từ các chuyên gia Nhật Bản (Ảnh: Trung Kiên)

Khoá đào tạo sẽ góp phần không nhỏ vào việc quảng bá rộng rãi hình ảnh trung tâm đến các doanh nghiệp logistics trong khu vực nhằm thu hút học viên, từ đó cung cấp nguồn nhân lực logistics chất lượng cao cho các quốc gia CLMV nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

Đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa các quốc gia trong cùng khu vực trong những năm tới.

Minh bạch hóa công tác tuyển sinh Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số. Tân sinh viên đến nhập học tại Trường ĐH Thủy Lợi. Nhiều cơ sở giáo dục đại học có...

Chia sẻ