Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Cựu GĐ Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM bị cáo buộc nhận hối lộ

Pháp Luật 27/04/2024 - 23:31

Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị.

Cựu Chủ tịch AIC đề nghị tạo điều kiện để trúng thầu

Ngày 27/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) cùng Phó tổng Giám đốc Trần Mạnh Hà về các tội "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng vụ án, bị can Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM) bị truy tố hành vi "Nhận hối lộ"; các bị can Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM) và thuộc cấp là Phan Tất Thắng bị đề nghị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cựu GĐ Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM bị cáo buộc nhận hối lộ - ảnh 1

Bị can Dương Hoa Xô.

Trong vụ án, cơ quan điều tra còn đề nghị truy tố 9 bị can khác là người của công ty AIC, các đơn vị thẩm định giá…

Đáng chú ý, bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Việt Á) được xác định là người liên quan vụ án.

Theo kết luận, năm 2014, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM được phê duyệt kế hoạch chọn nhà thầu cung cấp thiết bị dự án với giai đoạn 1 trị giá 149 tỷ đồng; giai đoạn 2 trị giá khoảng 200 tỷ và giai đoạn 3 trị giá hơn 75 tỷ.

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn biết việc này đã đề nghị và được lãnh đạo Trung tâm là Dương Hoa Xô đồng ý cho Công ty AIC tham gia, tạo điều kiện để trúng thầu.

Quá trình thực hiện, bị can Trần Mạnh Hà đề nghị để AIC đạt lợi nhuận 40% giá trị các gói thầu, cũng được ông Xô đồng ý.

Tại giai đoạn 1 năm 2015, bị can Nhàn đồng ý cho Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt và Công ty Vimedimex đứng tên thầu liên danh. Nhóm này thống nhất danh mục thiết bị và lập nhóm "quân xanh" tham gia đấu thầu.

Bị can Dương Hoa Xô đã thuê công ty định giá, yêu cầu ra chứng thư định định giá các thiết bị cần mua với 169 tỷ đồng (cao hơn dự kiến ban đầu là 149 tỷ đồng).

Kết quả, liên danh AIC – Việt Á trúng 2 gói thầu còn Vimedimex trúng 1 gói thầu của giai đoạn 1.

Với 6 gói thầu của giai đoạn 2 và 3 tiến hành trong các năm 2017 – 2018, các bị can lại tiếp tục thông thầu, nâng khống giá để đảm bảo nhóm doanh nghiệp liên quan AIC trúng thầu với lợi nhuận 40%.

Động cơ, mục đích phạm tội là để nhận tiền

Theo cơ quan điều tra, bị can Dương Hoa Xô, có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, theo đề nghị của Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Xô đã đồng ý để Công ty AIC thực hiện toàn bộ các gói thầu trước khi đấu thầu, chỉ đạo các cán bộ dưới quyền thông đồng với Công ty AIC, đơn vị tư vấn thẩm định giá để nâng giá thiết bị, hợp thức giá gói thầu theo giá đã nâng khống.

Ông Xô cũng thông đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu tạo điều kiện, đảm bảo cho Công ty AIC và các Công ty liên quan trúng 9 gói thầu tại dự án. Hành vi này của ông đã vi phạm quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 94 tỷ đồng.

"Động cơ, mục đích khi Xô thực hiện các hành vi vi phạm là để nhận tiền theo cơ chế từ Công ty AIC", kết luận điều tra nêu và cho rằng, ông đã 6 lần nhận tiền từ Trần Mạnh Hà và Trần Đăng Tấn (nhân viên AIC) với số 14,4 tỷ đồng.

Hành vi của Dương Hoa Xô đã phạm tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cơ quan điều tra kết luận dù vẫn đang bỏ trốn nhưng căn cứ lời khai của Dương Hoa Xô, Phan Quốc Việt và các chứng cứ khác để xác định bà này là chủ mưu, cầm đầu trong việc để nhóm AIC thông thầu, gây thiệt hại hơn 83 tỷ đồng.

Bị xác định liên quan vụ án nhưng không bị xử lý hình sự, bị can Phan Quốc Việt khai đã đưa Việt Á vào tham gia liên danh với Công ty AIC và chỉ đạo cấp dưới tìm cách xây dựng hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho cả nhóm. Việt còn giao người khác lập các hồ sơ "quân xanh" đi đấu thầu.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.