Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Lăng vua Gia Long sau trùng tu

Xã hội 09/01/2023 - 14:14

Thừa Thiên - Huế Quần thể lăng vua Gia Long (1762-1820), người sáng lập triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, vừa hoàn thành trùng tu sau ba năm.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 1

Quần thể lăng vua Gia Long tọa lạc tại thôn Định Môn, xã Hương Thọ, TP Huế, là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1814, đến năm 1820 mới hoàn tất.

Theo sử sách, hai đại thần Tống Phúc Lương, Phạm Như Đăng và thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) tìm được thế đất được cho "tập trung mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh". Xung quanh quần thể lăng vua Gia Long có 42 ngọn núi, mỗi ngọn đều được đặt tên riêng. Nhà vua đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch, chỉ đạo thiết kế và giám sát tiến độ thi công.

Quần thể lăng vua Gia Long tọa lạc tại thôn Định Môn, xã Hương Thọ, TP Huế, là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1814, đến năm 1820 mới hoàn tất.

Theo sử sách, hai đại thần Tống Phúc Lương, Phạm Như Đăng và thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) tìm được thế đất được cho "tập trung mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh". Xung quanh quần thể lăng vua Gia Long có 42 ngọn núi, mỗi ngọn đều được đặt tên riêng. Nhà vua đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch, chỉ đạo thiết kế và giám sát tiến độ thi công.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 2

Trải qua nhiều biến cố, quần thể lăng vua Gia Long bị hư hỏng, gỗ mục nát ở một số vị trí như lăng Thoại Thánh, nơi yên nghỉ của bà Hiếu Khương Hoàng hậu (mẹ vua Gia Long); lăng Hoàng Cô của Thái trưởng công chúa Long Thành (chị vua Gia Long); lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long); điện Minh Thành nơi thờ tự vua Gia Long.

Năm 2020, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bắt đầu tu bổ quần thể di tích lăng vua Gia Long với kinh phí hơn 40 tỷ đồng. Với các hạng mục trùng tu vừa hoàn thành, vé tham quan tăng từ 50.000 lên 150.000 đồng do tăng quy mô, giá trị của điểm di tích.

Trải qua nhiều biến cố, quần thể lăng vua Gia Long bị hư hỏng, gỗ mục nát ở một số vị trí như lăng Thoại Thánh, nơi yên nghỉ của bà Hiếu Khương Hoàng hậu (mẹ vua Gia Long); lăng Hoàng Cô của Thái trưởng công chúa Long Thành (chị vua Gia Long); lăng Thiên Thọ Hữu của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long); điện Minh Thành nơi thờ tự vua Gia Long.

Năm 2020, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế bắt đầu tu bổ quần thể di tích lăng vua Gia Long với kinh phí hơn 40 tỷ đồng. Với các hạng mục trùng tu vừa hoàn thành, vé tham quan tăng từ 50.000 lên 150.000 đồng do tăng quy mô, giá trị của điểm di tích.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 3
Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 4

Hoa văn rồng khảm sành sứ tinh xảo trên mái ngói hoàng lưu ly ở điện Minh Thành.

Hoa văn rồng khảm sành sứ tinh xảo trên mái ngói hoàng lưu ly ở điện Minh Thành.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 5

Điện Minh Thành hoàn thành trùng tu cuối năm 2022. Án thờ vua Gia Long được đặt gian chính giữa điện, bên trong đặt long vị ghi thụy hiệu của Thế Tổ Cao Hoàng đế và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Xưa kia điện có nhiều đồ tự khí như hương án chạm trổ tinh xảo, hạc đứng trên lưng rùa, bộ ngũ sự...; những đồ ngự dụng như bút nghiên, bàn độc, giá thau. Đặc biệt vua Minh Mạng cho thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như mũ trụ, áo giáp, bộ yên cương cùng những khẩu súng và thanh gươm. Qua thời gian, những cổ vật giá trị đó đã không còn.

Điện Minh Thành hoàn thành trùng tu cuối năm 2022. Án thờ vua Gia Long được đặt gian chính giữa điện, bên trong đặt long vị ghi thụy hiệu của Thế Tổ Cao Hoàng đế và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Xưa kia điện có nhiều đồ tự khí như hương án chạm trổ tinh xảo, hạc đứng trên lưng rùa, bộ ngũ sự...; những đồ ngự dụng như bút nghiên, bàn độc, giá thau. Đặc biệt vua Minh Mạng cho thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như mũ trụ, áo giáp, bộ yên cương cùng những khẩu súng và thanh gươm. Qua thời gian, những cổ vật giá trị đó đã không còn.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 6

Án thờ vua Gia Long làm bằng gỗ có khảm cẩn nằm ở gian chính giữa điện Minh Thành. Vào ngày rằm hoặc đầu tháng, tổ bảo vệ di tích và du khách thường mang hoa, trái cây dâng cúng.

Án thờ vua Gia Long làm bằng gỗ có khảm cẩn nằm ở gian chính giữa điện Minh Thành. Vào ngày rằm hoặc đầu tháng, tổ bảo vệ di tích và du khách thường mang hoa, trái cây dâng cúng.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 7

Lăng mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được chôn cất ở trên ngọn đồi Chánh Trung Sơn, lấy hai ngọn đồi Thanh Sơn và Bạch Sơn là "Tả thanh long", "Hữu bạch hổ" chầu vào mộ vua và hoàng hậu.

Phía trước khu mộ là 6 tầng sân tế tiếp nối nhau, mỗi tầng có ba bậc thềm để lên xuống. Sân chầu được lót gạch Bát Tràng, hai bên dựng hai hàng tượng đá gồm hai con voi, hai con ngựa và 10 tượng quan văn võ làm bằng đá sa thạch.

Lăng mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được chôn cất ở trên ngọn đồi Chánh Trung Sơn, lấy hai ngọn đồi Thanh Sơn và Bạch Sơn là "Tả thanh long", "Hữu bạch hổ" chầu vào mộ vua và hoàng hậu.

Phía trước khu mộ là 6 tầng sân tế tiếp nối nhau, mỗi tầng có ba bậc thềm để lên xuống. Sân chầu được lót gạch Bát Tràng, hai bên dựng hai hàng tượng đá gồm hai con voi, hai con ngựa và 10 tượng quan văn võ làm bằng đá sa thạch.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 8

Thi hài vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được an táng trong hai ngôi mộ làm bằng đá Thanh (thạch thất). Hai ngôi mộ gần như có cùng kích thước, kiểu dáng, nằm cách nhau 24 cm và được bài trí theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Mỗi ngôi mộ đều có hương án bằng đá Thanh, làm theo kiểu sập trổ chân quỳ. Hai ngôi mộ có chung bình phong và được bao bọc bởi hai vòng thành.

Thi hài vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được an táng trong hai ngôi mộ làm bằng đá Thanh (thạch thất). Hai ngôi mộ gần như có cùng kích thước, kiểu dáng, nằm cách nhau 24 cm và được bài trí theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Mỗi ngôi mộ đều có hương án bằng đá Thanh, làm theo kiểu sập trổ chân quỳ. Hai ngôi mộ có chung bình phong và được bao bọc bởi hai vòng thành.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 9

Bi đình bên trái lăng mộ vua Gia Long là một cổ lâu với hai tầng mái, nằm trên đồi Thanh Sơn. Trong bi đình đặt bia đá Thanh chạm trổ tinh xảo, khắc bài văn bia do vua Minh Mạng viết ca ngợi công đức của vua Gia Long.

Bi đình bên trái lăng mộ vua Gia Long là một cổ lâu với hai tầng mái, nằm trên đồi Thanh Sơn. Trong bi đình đặt bia đá Thanh chạm trổ tinh xảo, khắc bài văn bia do vua Minh Mạng viết ca ngợi công đức của vua Gia Long.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 10

Dù đã mở cửa bán vé, quần thể lăng vua Gia Long vẫn đang tu bổ với các hạng mục như lăng Thoại Thánh, lăng Hoàng Cô, hệ thống đường đi, thành quanh hồ.

Dù đã mở cửa bán vé, quần thể lăng vua Gia Long vẫn đang tu bổ với các hạng mục như lăng Thoại Thánh, lăng Hoàng Cô, hệ thống đường đi, thành quanh hồ.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 11

Đường đi vào điện Minh Thành, lăng mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu mới được lát đá.

Đường đi vào điện Minh Thành, lăng mộ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu mới được lát đá.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 12

Từ trái sang lần lượt là lăng mộ Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, điện Minh Thành và lăng mộ vua Gia Long cùng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Từ trái sang lần lượt là lăng mộ Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, điện Minh Thành và lăng mộ vua Gia Long cùng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Lăng vua Gia Long sau trùng tu - ảnh 13
 
 
Lăng vua Gia Long

Võ Thạnh