Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Một dấu hiệu khác thường ở miệng có thể là cơn đột quỵ

Sức khoẻ 17/08/2022 - 01:26

Các vấn đề về nuốt rất phổ biến khi bị đột quỵ. Gần một nửa số người bị đột quỵ sẽ gặp vấn đề về nuốt vào lúc đầu đột quỵ, nhưng sau đó thường cải thiện, theo trang web của tổ chức để ngăn ngừa đột quỵ của Anh Stroke Association

Các vấn đề về nuốt rất phổ biến khi bị đột quỵ. Gần một nửa số người bị đột quỵ sẽ gặp vấn đề về nuốt vào lúc đầu đột quỵ, nhưng sau đó thường cải thiện, theo trang web của tổ chức để ngăn ngừa đột quỵ của Anh Stroke Association.

ADVERTISEMENT

Tại sao đột quỵ gây khó nuốt?

Nuốt là công việc phức tạp cần não phối hợp nhiều cơ khác nhau. Đột quỵ, nếu làm tổn thương các bộ phận của não chịu trách nhiệm nuốt, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuốt.

Các tác động khác của đột quỵ có thể gây khó khăn cho việc ăn, uống.

Nếu cơ mặt hoặc cơ môi bị ảnh hưởng, nước bọt có thể thoát ra từ miệng

Nếu khả năng giữ thăng bằng bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ không thể ngồi thẳng, khiến việc nuốt khó khăn hơn.

Stroke Association cho biết: Cơn đột quỵ có thể gây khó nuốt. Tình trạng khó nuốt dễ gây sặc.

Nếu không thể nuốt đúng cách thì thức ăn và đồ uống có thể đi vào đường thở và phổi. Nước bọt cũng có thể xâm nhập vào đường thở nếu không thể nuốt đúng cách, dẫn đến bị sặc.

Sặc có thể rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm phổi.

Tất cả những người bị đột quỵ nên được đánh giá khả năng nuốt trong vòng 4 giờ sau khi đến bệnh viện, theo Stroke Association.

Một dấu hiệu khác thường ở miệng có thể là cơn đột quỵ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Gần một nửa số người bị đột quỵ sẽ gặp vấn đề về nuốt vào lúc đầu đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Video đang HOT

Dấu hiệu của vấn đề về nuốt

Các dấu hiệu của vấn đề về nuốt bao gồm:

Ho hoặc nghẹn khi ăn hoặc uống

Trào ngược thức ăn lên, đôi khi qua mũi

Thức ăn hoặc đồ uống đi xuống không đúng cách

Cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng

Không thể giữ thức ăn hoặc đồ uống trong miệng

ADVERTISEMENT

Vẫn còn thức ăn hoặc đồ uống trong miệng sau khi nuốt

Không thể nhai thức ăn đúng cách.

Giọng nói có vẻ khó nghe hoặc như có nước.

Chảy nước bọt

Mất nhiều thời gian để nuốt hoặc ăn.

Phải nuốt nhiều để hắng giọng, hoặc hắng giọng thật to.

Khó thở khi nuốt, theo Stroke Association.

Một dấu hiệu khác thường ở miệng có thể là cơn đột quỵ - ảnh 2

Một dấu hiệu rõ ràng để nhận biết đột quỵ là không thể giơ 2 cánh tay lên cao và giữ tay trên cao. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các dấu hiệu khác của đột quỵ

NHS cho biết các triệu chứng đột quỵ chính bao gồm những thay đổi trên khuôn mặt.

Khuôn mặt bị xệ xuống một bên, không cười được, miệng hoặc mắt bị sụp xuống.

Không thể giơ 2 cánh tay lên cao và giữ tay trên cao, theo nhật báo Anh Express.

Lời nói lắp bắp hoặc đứt quãng, hoặc hoàn toàn không nói chuyện được mặc dù có vẻ tỉnh táo.

NHS cho biết thêm: Đôi khi đột quỵ có thể gây tê liệt hoàn toàn một bên cơ thể, đột ngột mất hoặc mờ thị lực, chóng mặt hoặc lú lẫn.

ADVERTISEMENT

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm khó hiểu những gì người khác nói, các vấn đề về thăng bằng và phối hợp, đau đầu đột ngột và dữ dội chưa từng thấy hoặc mất ý thức.

NHS cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc và uống nhiều rượu.

Trang web của Trường Y Harvard Health (Mỹ) cho biết thêm: Huyết áp cao là yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát.

Vì vậy, theo dõi huyết áp là cách hiệu quả để ngăn ngừa đột quỵ, theo Express.

Cứu sống bé trai 4 tuổi bị đột quỵ não

ADVERTISEMENT

Một dấu hiệu khác thường ở miệng có thể là cơn đột quỵ - ảnh 3
Bệnh nhi tỉnh táo sau can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Ảnh: TTXVN phát

Cháu V.T.L (sinh năm 2018, quê Đồng Tháp) bị sốt, nôn, tiêu chảy nên được gia đình đưa đến bệnh viện nhi điều trị vào cuối tháng 7/2022. Tuy nhiên, tình trạng của cháu L ngày một diễn tiến nặng nên được chuyển qua Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị huyết khối tĩnh mạch não cực nặng, nguy cơ tử vong rất cao vì cơ thể cháu còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và can thiệp gặp rất nhiều khó khăn. Khai thác tiền sử từ gia đình, bệnh nhi đã từng bị mắc COVID-19 trong tháng 1/2022.

Ngay lập tức, các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp và quyết định can thiệp nội mạch lấy huyết khối vào ngày 8/8. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi hiện phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.

Bác sĩ Nguyễn Đào Nhật Huy, Trưởng ê-kíp can thiệp cho biết: Huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây rất hiếm gặp, thường gặp ở nữ giới do liên quan đến thời kỳ mang thai, hậu sản, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm nhiễm hệ thần kinh, hay nhiễm trùng nặng vùng đầu mặt cổ.

Phương pháp điều trị thông thường nhất là dùng thuốc kháng đông, thở máy, chống động kinh...Tuy nhiên, nếu không có phương pháp can thiệp lấy huyết khối và phẫu thuật thì đa số bệnh nhân tử vong.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ, hơn 15 năm điều trị bệnh lý mạch máu não, trung bình mỗi năm ông chỉ gặp từ 1-2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch não nặng.

ADVERTISEMENT

Những năm sau đại dịch COVID-19, theo y văn thế giới cũng như ghi nhận tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kể số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ, không kể độ tuổi, giới tính.

Lý giải điều này, y văn đã kết luận bệnh nhân sau mắc COVID-19 có sự kích hoạt quá mức hệ thống miễn dịch; tăng phản ứng viêm; gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng huyết khối tĩnh mạch nội sọ trong cộng đồng cũng như các mạch máu khác trong cơ thể như phổi, tim...

Do đó, qua trường hợp cụ thể này, các bác sĩ khuyến cáo người nhà khi bệnh nhân (kể cả bệnh nhi) có dấu hiệu mờ mắt, buồn nôn và nôn, đau nhức đầu dữ dội, rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, liệt nửa người, suy kiệt cơ thể, yếu người và không còn tỉnh táo, co giật, ngất xỉu, hôn mê... thì cần nghĩ đến khả năng đột quỵ. Bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế có chuyên môn cao trong thời gian sớm nhất để có thể được can thiệp sớm trong "thời gian vàng", giúp gia tăng cơ hội sống sót cũng như giảm thiểu di chứng.

Bác sĩ: 5 thói quen này âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng top ở nhiều nước trên thế giới. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ: đột quỵ do thiếu máu cục bộ do động mạch bị tắc và xuất huyết do vỡ mạch máu. Brett Cucchiara, bác sĩ, tiến...

Chia sẻ