Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Thói quen chi tiêu kỳ lạ của siêu sao bóng chày đắt nhất lịch sử

Đời sống 31/03/2024 - 16:06

Ngôi sao bóng chày Nhật Bản nói anh không biết phiên dịch viên của mình đã lấy trộm hàng triệu đôla để trả nợ cờ bạc. Thói quen tiêu tiền kỳ lạ của anh củng cố luận điểm này.

Phát biểu lần đầu tiên vào ngày 25/3 từ khi phiên dịch viên lâu năm của anh bị cáo buộc trộm cắp và cá độ thể thao với một nhà cái bất hợp pháp, Ohtani khẳng định bản thân là nạn nhân. Anh cáo buộc Ippei Mizuhara về tội “trộm cắp và lừa đảo”.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là: Làm sao Mizuhara có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân của Ohtani và chuyển hàng triệu USD trong thời gian dài mà Ohtani không biết?

Dù có vẻ ngược đời, nhưng theo nhiều cách, nó lại phù hợp với thói quen chi tiêu từ lâu đã nổi tiếng của Ohtani. “Anh có một mối quan hệ rất bất thường với tiền bạc”, tờ Wall Street Journal bình luận.

Triệu phú đôla sống ở ký túc xá

Ohtani, siêu sao của Los Angeles Dodgers, người đã ký hợp đồng lớn nhất trong lịch sử thể thao, từ lâu đã nổi tiếng với những quyết định tài chính kỳ lạ của mình. Ở mọi giai đoạn của sự nghiệp bóng chày chuyên nghiệp, Ohtani đều làm người hâm mộ khó hiểu vì sự thờ ơ đối với tiền bạc của anh ấy.

Khi còn chơi cho Hokkaido Nippon-Ham Fighters, Ohtani sống trong ký túc xá dành cho tân binh của đội bóng, mặc dù anh có mức lương 7 con số. Theo cầu của Ohtani, số tiền anh kiếm được thời điểm đó sẽ do cha mẹ anh quản lý và họ sẽ gửi cho anh khoảng 1.000 USD mỗi tháng để sinh hoạt.

Thói quen chi tiêu kỳ lạ của siêu sao bóng chày đắt nhất lịch sử - ảnh 1

Ohtani có sự thờ ơ đối với tiền bạc dù là vận động viên bóng chày giàu nhất lịch sử. Ảnh: Shutterstock.

Lối sống thanh đạm này ngay lập tức trở thành một phần trong “truyền thuyết” về Ohtani. Người hâm mộ ví anh như một chú robot chỉ tập trung ném và đánh bóng, không quan tâm đến của cải.

Sau khi thi đấu ở Nhật Bản trong 5 mùa giải, Ohtani càng nổi tiếng khi thực hiện một điều vốn được xem là bất khả thi. Anh thi đấu xuất sắc với tư cách là vận động viên ném bóng lẫn đánh bóng trong Giải bóng chày Major League - điều mà Babe Ruth (huyền thoại bóng chày người Mỹ) cũng không làm được trong thời gian dài.

Thời điểm Ohtani lựa chọn sang Mỹ cũng cho thấy nhiều điều về thái độ của anh với tiền bạc. Theo luật bóng chày, các cầu thủ Nhật Bản trên 25 tuổi được coi là cầu thủ tự do và có thể ký hợp đồng với bất kỳ đội nào sẵn sàng trả tiền cho anh ta. Với bộ kỹ năng độc đáo của mình, Ohtani có thể ký được những hợp đồng trị giá 200 triệu USD.

Tuy nhiên, siêu sao bóng chày lại quyết định chuyển sang MLB trước mùa giải 2018, khi anh mới 23 tuổi. Do đó, các đội chỉ có thể trả cho Ohtani số tiền tối đa là 3,5 triệu USD do giới hạn số tiền thưởng quốc tế của thanh thiếu niên Mỹ Latinh. Cuối cùng, Ohtani chọn Los Angeles Angels với khoản tiền thưởng là 2,3 triệu USD (thấp hơn đội cao nhất 1,2 triệu).

Trong 3 mùa giải tiếp theo, Ohtani chơi bóng ở MLB với mức lương gần như tối thiểu. Anh ấy chỉ nhận mức lương 7 con số khi ký hợp đồng gia hạn hai năm trị giá 8,5 triệu USD vào năm 2021. Mùa giải đó, anh đã giành giải thưởng MVP (tạm dịch: Người chơi giá trị nhất - PV) đầu tiên và khẳng định được tài năng của bản thân. Ohtani đã từ bỏ một số tiền khổng lồ vì không muốn ở lại Nhật Bản.

“Tôi chưa phải là một cầu thủ hoàn thiện và tôi muốn đến một môi trường nơi tôi có thể tiếp tục tiến bộ”, Ohtani nói với các phóng viên trong cuộc họp báo công bố quyết định đến Mỹ vào năm 2017 ở Nhật Bản. “Tôi cũng cảm thấy như vậy khi tốt nghiệp trung học. Và đó là lý do mạnh mẽ nhất khiến tôi muốn đi ngay bây giờ”.

Từ bỏ 263 triệu USD

Mùa giải này, Ohtani cuối cùng đã có cơ hội kiếm tiền thật sự. Là một cầu thủ tự do với nhiều thành công cá nhân sau 6 mùa giải với Angels, Ohtani là cầu thủ được “thèm muốn” nhất ở thị trường bóng chày quốc tế. Nhiều tờ báo còn dự đoán anh sẽ phá vỡ kỷ lục hợp đồng lớn nhất trong lịch sử thể thao.

Cuối cùng, khi tin tức về thỏa thuận mới của Ohtani được công khai, nó đã không làm công chúng thất vọng: 700 triệu USD cho 10 năm chơi bóng ở Los Angeles. Tuy nhiên, bản hợp đồng lịch sử có một vấn đề: Ohtani sẽ không nhận phần lớn số tiền đó cho đến khi hết hạn hợp đồng.

Theo hợp đồng, trong suốt 10 năm gắn bó với Dodgers sắp tới, Ohtani chỉ kiếm được 2 triệu USD mỗi năm, phần còn lại sẽ được trả góp không lấy lãi. Cụ thể, Dodgers sẽ trả anh 66 triệu USD vào các ngày 1/7 từ năm 2034 đến năm 2043. Nếu tính đến lạm phát, giá trị thực tế trong hợp đồng của Ohtani chỉ ở mức 437 triệu USD - vẫn là con số lớn nhất lịch sử nhưng lại thấp hơn mong đợi.

Thói quen chi tiêu kỳ lạ của siêu sao bóng chày đắt nhất lịch sử - ảnh 2

Ohtani đang vướng vào một vụ bê bối khi người phiên dịch của anh trộm hàng triệu USD để cờ bạc. Ảnh: Kyodo News.

Nez Balelo, đại diện của Ohtani tại Creative Artists Agency, cho biết Ohtani cho rằng việc trả góp số tiền khổng lồ trên sẽ “giúp Dodgers có thể ký hợp đồng với những cầu thủ tốt hơn và tạo nên một đội tốt hơn”.

Điều này không có nghĩa là Ohtani đang thiếu tiền mặt. Anh ấy kiếm được hàng chục triệu đôla từ các hợp đồng quảng cáo ở Nhật Bản và Mỹ. Ohtani là cầu thủ bóng chày có thu nhập cao nhất vào năm 2024 dù không nhận lương từ Dodgers.

Tuy nhiên, các vận động viên vẫn thích khẳng định họ không quan tâm đến tiền bạc. Ohtani là người hiếm hoi thực hiện đúng theo điều đó - đến mức anh không hề nhận ra hàng triệu USD đã biến mất khỏi tài khoản của mình.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.