Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng

Phái đẹp 18/08/2022 - 12:35

Châu Anh (nữ sinh lớp 8) được mẹ đưa đến bệnh viện Da liễu Hà Nội khám vì khuôn mặt chi chít mụn. Ngoài mụn đầu đen, trên mặt bé còn rất nhiều cục sưng đỏ, thậm chí cả những ổ mụn dính sát vào nhau

Châu Anh (nữ sinh lớp 8) được mẹ đưa đến bệnh viện Da liễu Hà Nội khám vì khuôn mặt chi chít mụn. Ngoài mụn đầu đen, trên mặt bé còn rất nhiều cục sưng đỏ, thậm chí cả những ổ mụn dính sát vào nhau.

ADVERTISEMENT

Mẹ nữ sinh cho biết, con bị mụn trứng cá ngay từ khi bắt đầu dậy thì. Chị cũng đã hướng dẫn con dùng sữa rửa mặt, không nặn mụn nhưng con không nghe. Tay lúc nào cũng đưa lên mặt sờ, nặn, cạy.

“Mặt con lúc nào cũng đầy vết móng tay cắm trên da. Có những vùng da tổn thương nhiều hơn, chầy xước, thâm đen chỉ vì con cố nặn ra cái mụn”, chị Nhung kể.

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Ảnh minh hoạ

Tại bệnh viện, bé được kê đơn thuốc gồm sữa rửa mặt trị mụn, thuốc bôi, thuốc uống kèm theo lời dặn được nhắc lại nhiều lần của bác sĩ “không được cho tay lên mặt nặn mụn”

TS. BS Nguyễn Minh Quang, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết trong khi mụn trứng cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thì ở tuổi teen bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn với 80% người trẻ tuổi bị mụn trứng cá trước 30 tuổi.

Mụn trứng cá có xu hướng giảm dần theo tuổi, nhưng cần các thói quen chăm sóc da tốt có thể cải thiện tình trạng da.

Theo đó, các triệu chứng của mụn trứng cá ở mức độ nghiêm trọng khác nhau và nổi bật nhất ở tuổi dậy thì. Những dấu hiệu trên các khu vực của cơ thể có nhiều tuyến dầu nhất (mặt, cổ, ngực, lưng, vai và cánh tay trên): Lỗ chân lông bị tắc (nổi mụn,mụn đầu đen và mụn đầu trắng); Bệnh sẩn (tổn thương tăng); Mụn mủ (tổn thương tăng có mủ); U nang (nốt sần chứa đầy mủ hoặc chất lỏng).

Tương tự tại Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, theo thống kê trung bình mỗi ngày tiếp nhận điều trị khoảng 300 ca thì phần lớn là người trẻ ở tuổi dậy thì đến khám khi gặp vấn đề về da. Nhiều em không biết cách chăm sóc, dùng mỹ phẩm, nghe theo quảng cáo trên mạng không đúng cách làm da mặt bị thâm, nhiễm trùng…

P.T.T (15 tuổi, Phú Nhuận) với khuôn mặt nổi đầy mụn trứng cá sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nghe người thân giới thiệu, em P. đến một spa nặn mụn. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn xong, mặt em bị sưng lên, những chỗ được nặn lại mọc lên những mụn mủ. Lúc này, gia đình em mới đưa em đến bệnh viện khám, điều trị mụn.

ADVERTISEMENT

Theo ThS Trần Nguyên Ánh Tú – Phó Trưởng khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cơ chế bệnh sinh gây mụn trứng cá rất phức tạp, liên quan đến bốn yếu tố chính là tắc lỗ nang lông tuyến bã do tăng sừng, tăng sinh vi khuẩn C.acne, tăng sản xuất bã nhờn và phản ứng viêm.

Video đang HOT

Một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá như chế độ ăn nhiều sản phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa tách kem) và carbohydrate, thuốc, mỹ phẩm… Khi bị mụn, nhiều em đã có những xử lý không đúng như hay sờ tay lên mụn, nặn mụn. Hành động này sẽ làm lan tràn bụi bẩn, vi khuẩn trên da và làm mụn nặng hơn, dễ gây sẹo xấu.

Nguy hiểm hơn, các em còn tự tìm mua các “mỹ phẩm” điều trị mụn được quảng cáo là điều trị hết mụn nhanh, mới bôi lên tình trạng mụn có thể giảm “ảo”, sau một thời gian ngắn mụn sẽ bùng lên dữ dội kèm theo các tình trạng tổn thương da khác.

Bác sĩ Ánh Tú nhấn mạnh, mụn trứng cá tùy theo độ nặng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ, ở mức độ nhẹ chỉ cần rửa sạch mặt và bôi thuốc là đã có thể kiểm soát được. Nhưng với mức độ nặng cần phải kết hợp với thuốc uống trong một thời gian.

Mụn trứng cá ở mức độ nào, giai đoạn nào cũng nên được điều trị càng sớm càng tốt nhằm giảm nguy cơ diễn tiến nặng hơn và có khả năng gây sẹo xấu. Do đó, tốt nhất khi có mụn các em nên đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đặc biệt, khi bị mụn trứng cá không nên nặn, lể hay hút mụn, tránh chà xát lên da bằng khăn vải, miếng bọt biển hay bất cứ vật dụng nào khác vì sẽ gây kích ứng và làm mụn nặng hơn.

Giải đáp 8 câu hỏi về 'vùng kín' của bạn gái tuổi dậy thì

ADVERTISEMENT

Dưới đây là giải đáp của BS. Đào Ngọc, Viện Y học ứng dụng Việt Nam về một số câu hỏi mà nhiều bạn gái tuổi dậy thì băn khoăn.

1. Lông vùng kín như thế nào là bình thường?

Khi tới tuổi dậy thì, phần lớn các bạn gái thường phát triển ngực trước sau đó tới lông mu. Lông mu sẽ mọc dày hơn và nhiều hơn khi bạn gái đến tuổi trưởng thành. Số lượng lôngvùng kín tùy thuộc vào độ tuổi của bạn gái. Càng lớn, số lượng lôngsẽ càng phát triển nhiều hơn. Một cô bé 11 tuổi sẽ khác với các cô gái 15 tuổi. Như vậy, gần như không có định nghĩa bình thường cho số lượng lông vùng kín.

Chiều dài của lông vùng kín: Lông vùng kín sẽ ngừng phát triển khi đạt đến độ dài nhất định. Chiều dài của lông mu ở mỗi người khác nhau nhưng thường dừng lại khi đạt độ dài 1.27- 5.08 cm.

Cạo hoặc wax lông vùng kín: Cạo hoặc wax lông vùng kín không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn cạo sát vùng da và không sử dụng kem hay xà phòng, sữa tắm làm mềm da thì sẽ bị xước hoặc rách da, nổi da gà và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng cho da vùng kín. Mặt khác, sau khi cạo, lông sẽ mọc nhiều hơn và cứng hơn.

Nếu muốn tẩy lông vùng kín, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tẩy lông tại vùng kín về cách tẩy lông an toàn.

Màu sắc của lông vùng kín giống với màu tóc?

Thực tế, lớp rèm cửa và rèm chắn sáng cũng không nhất thiết phải giống màu nhau. Lông vùng kínvà tóc cũng vậy. Màu sắc của lông mu không nhất thiết sẽ giống với màu tóc. Phần lớn lông mu có xu hướng giống với màu lông mày hơn.

2. Kích cỡ và hình dạng của "môi lớn", "môi bé"

Không phải như vậy. Không quan trọng nếu một trong hai môi lớn hơn cái còn lại. Môi bé thực sự có hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác với môi lớn.

ADVERTISEMENT

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng - ảnh 2

2. Kích cỡ và hình dạng của "môi lớn", "môi bé"

Không phải như vậy. Không quan trọng nếu một trong hai môi lớn hơn cái còn lại. Môi bé thực sự có hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác với môi lớn.

3. Thấy điểm trắng hoặc vàng ở quần lót, có phải bị bệnh không?

Bạn sẽ thấy những vệt trắng hoặc vàng đôi khi xuất hiện trên quần lót của mình khi bắt đầu hoặc gần thời kỳ kinh nguyệt. Những vệt này xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng hóc môn của bạn.

Tuy nhiên, chất dịch này nếu không có màu sẽ là tốt nhất. Lưu ý, nếu dịch có màu xanh thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, bạn đang viêm nhiễm hoặc có vấn đề ở vùng kín. Chất dịch này nếu xuất hiện kéo dài và kèm theo mùi lạ thì khi đó bạn cần đi khám bác sĩ.

4. Tại sao lại xuất hiện mụn ở vùng kín?

Đôi khi bạn thấy có những nốt trông giống như mụn ở vùng kín nhưng thực sự chúng chỉ là viêm nang lông. Lông mọc trở lại sau khi bạn cạo sẽ cuộn trong vào xung quanh lỗ chân lông và nổi lên khỏi da bạn. Nếu như đó là mụn thật thì hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

5. Có mụn trứng cá ở vùng kín có bình thường không?

ADVERTISEMENT

Da ở vùng kín cũng giống như da ở các vùng khác vậy nên mụn trứng cá ở vùng kín cũng là một bệnh da thông thường. Mụn trứng cá là biểu hiện của tình trạng viêm ở hệ thống nang lông và tuyến bã.

Khi mụn trứng cá xuất hiện, bạn nên nặn lấy nhân của mụn ra và sát trùng là sẽ khỏi mụn. Nếu trường hợp mụn to và là mụn bọc, thấy đau, bạn gái cần phải đi khám bác sĩ cẩn thận.

Thói quen teen nào cũng làm khiến tình trạng trứng cá tuổi dậy thì thêm trầm trọng - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Khí hư âm đạo

6. Ngứa vùng kín có bình thường không?

Đây là biểu hiện chắc chắn không bình thường. Khi bị ngứa vùng kín, có thể bạn đã bị nhiễm nấm.

Nhiễm nấm có thể do một vài loại thuốc như thuốc kháng sinh, hoặc do stress hoặc do thay đổi hóc môn như lúc xung quanh chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoặc thậm chí là do bạn mặc quần áo quá bó sát. Nấm điều trị rất đơn giản nhưng cũng dễ tái phát vì vậy hãy đi khám để biết rõ nguyên nhân gây ra ngứa.

7. Giữ vệ sinh vùng kín hằng ngày như thế nào?

Bạn nên mặc quần lót bởi quần lót là một lớp bảo vệ, che chắn giữa khu vực nhạy cảm với quần áo, tránh gây kích ứng hoặc viêm nhiễm cho vùng kín.

Không cần thiết phải sử dụng những loại thuốc xịt đặc biệt, chỉ cần rửa vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch là ổn.

Khi vệ sinh "cô bé", nên rửa từ trước ra sau, không nên làm ngược lại làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín.

8. Cách vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian có kinh nguyệt, "cô bé" có mùi khác lạ, bạn không nên dùng sữa tắm hoặc chất tẩy rửa mạnh để rửa vùng kín, do đó có thể làm chỗ ấy bị ngứa ngáy và khô hơn. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp cho bé gái tuổi dậy thì để rửa vùng kín giúp làm thoáng sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ trong thời kì kinh nguyệt. Vệ sinh sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày và không nên sử dụng các loại băng vệ sinh có mùi hương nhân tạo.

Không thụt rửa sâu vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến âm đạo và làm mất cân bằng pH. Cũng không chà mạnh trong quá trình vệ sinh gây tổn thương và dễ viêm nhiễm.

Netizen đang phát sốt vì tuyệt phẩm hoạt hình của Pixar: Nhắc khéo chuyện “đèn đỏ”, xứng đáng là “kim chỉ nam” giáo dục giới tính Phim hoạt hình Turning Red đang được ca ngợi là tuyệt phẩm 2022, bõ công Pixar "ém hàng" bao lâu nay! Sau một thời gian hoãn chiếu vì dịch bệnh thì cuối cùng, xưởng phim Pixar đã trở lại "căng cực" với tác phẩm Turning Red (Gấu Đỏ...

Chia sẻ