Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ?

Sức khoẻ 18/08/2022 - 14:11

Chấn thương chóp xoay vai là nguyên nhân phổ biến gây đau vai. Cơn đau có thể dai dẳng, nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày. Những việc đơn giản như giơ tay lấy gì đó cũng khiến người mắc nhăn mặt vì đau

Những việc đơn giản như giơ tay lấy gì đó cũng khiến người mắc nhăn mặt vì đau.

ADVERTISEMENT

Chóp xoay vai là nhóm cơ và gân bao quanh khớp vai. Nó có chức năng là giữ xương cánh tay ổn định trong khớp, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).

Tổn thương chóp xoay vai thường là do viêm hoặc rách cơ, gân. Ban đầu, cơn đau có thể âm ỉ nhưng qua thời gian sẽ tăng lên. Ngoài ra, tổn thương chóp xoay vai có thể thường gặp hơn khi chúng ta già đi.

Với nguyên nhân đau chóp xoay vai do rách cơ hoặc gân thì triệu chứng mỗi người có thể hơi khác nhau một chút. Nhưng nhìn chung, các cơn đau thường sẽ tái phát nhiều lần, nhất là khi tham gia vào một số hoạt động nhất định.

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Chấn thương chóp xoay vai có thể dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK

Video đang HOT

Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm, không thể nằm nghiêng sang bên vai bị đau. Ngoài ra, khớp vai sẽ phát ra âm thanh răng rắc khi cử động cánh tay. Khả năng vận động của cánh tay bị hạn chế và yếu sức.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương chóp xoay vai là tuổi cao, làm những công việc đòi hỏi cử động cánh tay lặp đi lặp lại nhiều lần như sơn nhà hay pha chế. Chấn thương thể thao như nâng tạ, chơi quần vợt cũng có thể gây tổn thương chóp xoay vai.

Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán các trường hợp bị rách cơ gân ở chóp xoay vai. Tùy mức độ mà bác sĩ có thể biết cần phải phẫu thuật hay không.

Thông thường, các phương pháp điều trị chấn thương chóp xoay vai là nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm, tiêm cortisone kết hợp với các bài tập cải thiện sức mạnh. Các bài tập này rất quan trọng vì giúp cải thiện khả năng vận động, tăng sức mạnh ở các nhóm cơ bị thương, nhờ đó giúp giảm đau vai, theo Livestrong.

ADVERTISEMENT

Nữ bác sĩ giao việc gia đình cho chồng, đi chống dịch Covid-19 hơn 100 ngày

Đó là nữ bác sĩ (BS) Huỳnh Thị Mỹ Tiên (53 tuổi, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Chỉ đạo tuyến và Điều dưỡng Bệnh viện phổi, thuộc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long). Chia sẻ với PV Thanh Niên về cuộc chống dịch Covid-19 lịch sử vừa qua, BS Tiên cho biết, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, mình "khăn gói" lên đường đi chống dịch; mọi công việc gia đình đều giao lại cho chồng quán xuyến, kể cả việc chăm sóc mẹ già, lo cơm nước. "Mình là tuyến đầu, lúc có lệnh là lên đường thôi, mọi việc giao lại hết cho ông xã, mình đi xuyên suốt hơn 100 ngày. Gia đình cũng lo lắng lắm sợ mình không có sức khỏe, sợ nhiễm bệnh, khi dịch Covid-19 được kiểm soát mình trở về bình an ai cũng rất vui mừng. Ngoài ra, con gái lớn của mình đang là sinh viên y khoa năm thứ 5 ở TP.Cần Thơ cũng tham gia chống dịch Covid-19 trong đợt vừa qua", BS Tiên vui vẻ nói.

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? - ảnh 2

BS Tiên (giữa) cùng các y bác sĩ tham gia chống dịch Covid-19. Ảnh NVCC

BS Tiên nhớ lại, khi dịch bệnh bùng phát đợt thứ 4 (từ 27.4.2021), chị được phân công nhiệm vụ làm Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 5 đặt tại cơ sở Trường đại học Xây dựng miền Tây, hoạt động với quy mô 1.000 giường. Trong bối cảnh lấy cơ sở để làm bệnh viện từ 1 ký túc xá trường đại học, trang thiết bị cơ sở vật chất chỉ có giường của khu ký túc xá sinh viên, chị đã lên kế hoạch, bố trí sắp xếp mọi cơ sở vật chất chu đáo để sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân chỉ trong chưa tới hai ngày từ lúc nhận nhiệm vụ. Ngoài ra, chị còn tiếp tục thực hiện kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 5, trực tiếp quản lý và điều trị bệnh nhân tại cơ sở 3 của bệnh viện dã chiến đặt tại khu nhà xưởng của Công ty Invest Mekong (KCN Hòa Phú, H.Long Hồ, Vĩnh Long). Bệnh viện này đi vào hoạt động lúc 17 giờ ngày 4.11.2021, được lệnh ngưng nhận bệnh kể từ ngày 25.1.2022 và chính thức hết bệnh nhân vào lúc 17 giờ ngày 28.1.2022.

ADVERTISEMENT

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? - ảnh 3

BS Tiên hướng dẫn các F0 theo dõi sức khỏe khi về nhà. Ảnh NVCC

"Trong thời gian đó tôi và hàng chục BS, nhân viên y tế và tình nguyện viên đã tiếp nhận, điều trị hơn 6.690 F0, xuất viện hơn 6.470, số còn lại chuyển bệnh viện tầng 3. Với nhiệm vụ ban đầu được phân công là tầng 1 nhưng vì tình hình bệnh gia tăng số ca mắc Covid-19 nặng cần điều trị tầng 2 và 2 gia tăng, tôi đã mạnh dạn phối hợp cùng với tất cả đồng nghiệp thực hiện việc điều trị cả bệnh nhân thuộc tầng 2 và 2 . Ngoài ra, còn thực hiện liên hệ giúp đỡ các bệnh nhân khỏi bệnh sau khi ra viện ở các tỉnh ở miền Tây. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, tôi còn động viên tinh thần các lực lượng phục vụ tại bệnh viện, thiết kế các poster, hình ảnh cổ vũ tinh thần, vận động các bạn chống dịch", BS Tiên nhớ lại.

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? - ảnh 4 ADVERTISEMENT

BS Tiên thiết kế slogan cổ vũ tinh thần các y bác sĩ và các tình nguyện viên ở bệnh viện dã chiến số 5. Ảnh NVCC

ADVERTISEMENT

Đặt nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân lên hàng đầu

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta làm số ca mắc tăng nhanh trên địa bàn tỉnh và số bệnh nhân nặng cũng tăng lên. Áp lực trong hoạt động điều trị cũng tăng lên khi có nhiều ca cần can thiệp ô xy, thở máy. Vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sĩ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. BS Tiên cho biết, các y bác sĩ và các tình nguyện viên phải tự hiểu và động viên nhau rằng, vì sức khỏe của cộng đồng, vì các bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ, nên mỗi người phải cố gắng hơn. Mặc kệ nguy cơ lây nhiễm bệnh luôn rình rập, nhiệm vụ của chúng ta là chăm sóc cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh, bệnh nhân ổn định tâm lý phối hợp điều trị để bệnh đừng trở nặng. Phải trả bệnh nhân ra viện khỏe mạnh, còn y bác sĩ ở lại thì an toàn.

Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ? - ảnh 5

BS Tiên tạo dáng chúc mừng tập thể bệnh viện dã chiến hết bệnh nhân. Ảnh NVCC

Ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long, cho biết trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, ngay từ đầu xuất hiện dịch, BS Tiên đã thực hiện tốt việc nghiên cứu văn bản, tham mưu Ban giám đốc Bệnh viện Phổi Vĩnh Long tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.

"Ngoài ra, BS Tiên còn nghiên cứu triển khai hiệu quả các hướng dẫn, quy định về phòng chống dịch Covid-19, lập kế hoạch áp dụng thực hiện tại đơn vị một cách có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 như: lập dự trù cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang phục phòng hộ, lập kế hoạch sàng lọc 3 lớp, phân luồng cách ly, lập kế hoạch diễn tập đáp ứng tình huống... góp phần thực hiện bệnh viện đầu tiên đạt tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống Covid-19 của tỉnh. Kết quả qua kiểm tra đánh giá tiêu chí bệnh viện an toàn bệnh viện đạt mức an toàn 145/150 điểm, đạt 95%. Bên cạnh đó, BS Tiên còn huy động sự tham gia của các nhà hảo tâm, bệnh nhân tổ chức các hoạt động vui chơi cho 100 trẻ em mắc Covid-19 đang điều trị nhân dịp lễ Noel, phát quà cho người bệnh nhân dịp Tết Nguyên đán... Huy động sự tham gia của đội thiện nguyện thực hiện việc đưa đón bệnh nhân mắc Covid-19 đi chạy thận định kỳ, đưa bệnh nhân nghèo mắc covid-19 xuất viện...", ông Minh cho biết thêm.

ADVERTISEMENT

Với những cống hiến và sự tận tụy của một BS tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, BS Huỳnh Thị Mỹ Tiên là người duy nhất ở Vĩnh Long và là một trong 65 cá nhân tiêu biểu trong cả nước được tham dự buổi gặp mặt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ tiêu biểu ngành y tế năm 2021 nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2.2022 và lễ tôn vinh thầy thuốc, cán bộ y tế tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác y tế năm 2021 sẽ được diễn ra tại thủ đô Hà Nội tới đây.

Đừng bao giờ làm 5 điều này tại phòng bác sĩ Những điều này khiến bác sĩ của bạn căng thẳng, đừng bao giờ làm vậy! Đại dịch Covid-19 đã khiến công việc vốn đã căng thẳng của nhân viên y tế trở nên khó khăn hơn đáng kể. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Y khoa...

Chia sẻ
Sức khoẻ