Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Chiếc bóng lạ trong nhật thực trăm năm có một

Phái đẹp 17/04/2024 - 20:12

Vệt khói của một máy bay phản lực đang bay lên, trên bầu trời Montréal (Canada) đã làm tăng thêm sự kỳ diệu của nhật thực toàn phần hôm 8/4 tuần trước.

Những người mong ngóng nhật thực toàn phần tuần trước đã được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn tuyệt đẹp trăm năm có một trên, đường đi của nó trải rộng khắp miền Bắc Mexico, Mỹ và Đông Nam Canada. Thế nhưng, những người theo dõi nhật thực từ Montréal (Canada) còn được “ưu ái” thêm hai điều bất ngờ nữa trong nửa giờ trước và sau nhật thực, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời vào ngày 8/4.

Một là cái bóng sắc nét bất thường từ vệt khói của một chiếc máy bay di chuyển ngang qua ngay sau khi nhật thực toàn phần kết thúc. Khoảnh khắc còn lại xuất hiện dưới dạng một quầng sáng rực rỡ xung quanh Mặt Trời bị che khuất một phần.

Chiếc máy bay di chuyển qua Montréal trong giai đoạn Mặt Trăng chỉ còn che khuất một phần của Mặt Trời, để lại một vệt đen điển hình. Khi điều này xảy ra dưới ánh sáng Mặt Trời thông thường, bóng của các vệt trên mây thường quá khuếch tán nên hầu như rất khó nhìn thấy. Trong trường hợp này, độ sắc nét của bóng được giải thích là do nhật thực.

Chiếc bóng lạ trong nhật thực trăm năm có một - ảnh 1

“Ngay sau khi nhật thực đã đạt độ toàn phần, Mặt Trời có dạng hình lưỡi liềm mỏng có xu hướng làm cho bóng trở nên sắc nét hơn nhiều, do đó làm nổi bật bóng của máy bay”, ông Fred Espenak, nhà vật lý thiên văn đã nghỉ hưu của NASA, giải thích. Vị chuyên gia này có biệt danh là “Quý ông Eclipse” vì sự hiểu biết sâu của ông về hiện tượng này.

Mặc dù bóng của các vệt sáng dường như nằm trên một lớp mây phía trên máy bay, như thể được tạo ra từ ánh sáng phản chiếu từ Trái Đất, nhưng đây chỉ là ảo ảnh. Bóng tối được tạo ra bởi ánh sáng Mặt Trời, đổ xuống những đám mây bên dưới nó.

Tuy nhiên, điều bất ngờ còn lại - quầng sáng xung quanh Mặt Trời - không liên quan đến nhật thực. Loại vòng hào quang hình tròn này xuất hiện cả trước và sau nhật thực toàn phần hôm 8/4 được gọi là quầng sáng Mặt Trời 22 độ.

Theo ông Walter Tape, giáo sư toán học danh dự tại Đại học Alaska Fairbanks, người đã nghiên cứu sâu rộng về hiện tượng này, những hiện tượng hào quang như vậy xảy ra rất thường xuyên - hơn 100 ngày một năm.

Quầng sáng Mặt Trời là ảo ảnh quang học được tạo ra khi các tinh thể băng hình thành theo hình dạng chính xác ở tầng trên của bầu khí quyển, thường đi kèm với những đám mây ti mỏng, thưa thớt. Ở hình dạng và góc phù hợp (lưu ý “22 độ” trong tên của quầng sáng), các tinh thể phản chiếu và khúc xạ ánh sáng Mặt Trời tới, đôi khi tạo ra nhiều vòng và thậm chí nhiều màu xung quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng.

Mặc dù thường được nhìn thấy nhiều nhất ở các vùng cực, những quầng sáng như vậy thực ra có thể được nhìn thấy từ mọi nơi trên thế giới. Bạn có nhiều khả năng nhìn thấy quầng sáng Mặt Trời trong một sự kiện như nhật thực khi đang nhìn lên bầu trời, nhưng nếu để ý, bạn có thể chứng kiến một quầng sáng mà không cần chờ tới nhật thực. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không nhìn thẳng vào Mặt Trời khi tìm kiếm quầng sáng.

Khoảnh khắc nhật thực toàn phần gây sửng sốt Sự kiện thiên văn hôm 8/4 đã mang đến cho hàng chục triệu người ở Mexico, Mỹ và Canada cơ hội chứng kiến một cảnh tượng hiếm hoi và rực rỡ.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.