Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Chiến lược của ngành bán lẻ trong bối cảnh mới

Xã hội 03/10/2022 - 10:47

Theo các chuyên gia trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, mọi bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp bán lẻ cần phải thay đổi và đào tạo lại kỹ năng. Các doanh nghiệp bán lẻ cần gia tăng tham vọng lên gấp đôi, gấp ba thậm chí gấp bốn lần trước đây về quy mô và tốc độ của chuyển đổi số trong chính doanh nghiệp đến cải

Chiến lược của ngành bán lẻ trong bối cảnh mới - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Bán lẻ trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Ảnh tư liệu: Mỹ Phương/TTXVN

Theo khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp bán lẻ trong thời kỳ bình thường tiếp theo đều có chung nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, những nhân tố bên trong doanh nghiệp thường mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của họ.

Đây cũng là thời điểm doanh nghiệp đưa ra những sự thay đổi, sự dịch chuyển toàn diện chứ không phải để đối phó kiểu “ăn xổi ở thì”. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo lại kỹ năng cho đội ngũ nhân sự để nâng cao năng lực nội tại của tổ chức.

Theo các chuyên gia trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, mọi bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp bán lẻ cần phải thay đổi và đào tạo lại kỹ năng. Các doanh nghiệp bán lẻ cần gia tăng tham vọng lên gấp đôi, gấp ba thậm chí gấp bốn lần trước đây về quy mô và tốc độ của chuyển đổi số trong chính doanh nghiệp đến cải thiện năng suất và gia tăng tốc độ số hóa.

Video đang HOT

Song song đó, 80% doanh nghiệp bán lẻ cho rằng cần phải đa dạng hóa sản phẩm, nhà cung cấp và kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục. Ngoài ra những kế hoạch liên quan đến số hóa, mở rộng thị trường hoặc phát triển mô hình bán lẻ mới cũng nằm trong top 5 chiến lược trọng tâm của các doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường tiếp theo.

Đánh giá sơ bộ về một số mô hình bán lẻ hiện nay, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho rằng, mô hình phát triển siêu thị, cửa hàng thành điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số đang tiếp tục đi lên với tỷ lệ doanh nghiệp đang triển khai quy mô lớn tăng lên 21,5% so với cách đây một năm.

ADVERTISEMENT

Trong khi đó, các mô hình như cửa hàng trong cửa hàng, cửa hàng đa thương hiệu và bán lẻ lưu động đang có xu hướng thoái trào khi tỷ lệ doanh nghiệp triển khai giảm từ 40% xuống còn 30,8%. Hệ thống siêu thị cao cấp áp dụng công nghệ E-label điều chỉnh tự động, có quầy tính tiền cho khách tự thanh toán hiện đang phát triển ở nhiều nước trên thế giới cũng được doanh nghiệp trong nước quan tâm, đầu tư nghiên cứu.

Đáng lưu ý nhất, nằm trong xu thế hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, khảo sát của Vietnam Report cho thấy hơn 2/3 số doanh nghiệp trong ngành đã và đang áp dụng sáng kiến bền vững về môi trường trong ngành bán lẻ (tăng cung cấp các sản phẩm được làm bằng vật liệu tái chế, thay đổi cách đóng gói chọn loại bao bì thân thiện với môi trường hơn …) với quy mô lớn, tăng gần gấp đôi tỷ lệ của năm trước.

Theo ông Vinh, đại dịch COVID-19 đã thiết lập lại cuộc chơi ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ thành công nhất sẽ là những nhà bán lẻ kết nối với người tiêu dùng theo những phương thức mới bằng cách dựa vào công nghệ kỹ thuật số, đa kênh và tại cửa hàng của mình.

Vietnam Report: Tăng trưởng, lợi nhuận nằm trong tầm tay doanh nghiệp

Trong số đó, 2/5 số doanh nghiệp đã đạt trên 80% kế hoạch lợi nhuận. Với kết quả tích cực ấy, hoàn toàn có cơ sở lạc quan về triển vọng kinh tế và khả năng sinh lời trong năm 2022.

Chiến lược của ngành bán lẻ trong bối cảnh mới - ảnh 2
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

ADVERTISEMENT

Trong bản báo cáo mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong cả năm 2022, mức cải thiện đáng kể so với con số 5,5% được công bố hồi tháng 1 đầu năm nay.

Khảo sát của Vietnam Report còn ghi nhận, 78,3% doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng từ 5 - 6,5%, đây là mức dự báo an toàn bởi mức tăng trưởng cả năm còn phụ thuộc vào 2 quý còn lại của năm 2022, với những áp lực đến từ tăng giá đầu vào cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng và bất ổn chính trị trên thế giới. 73,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan ở mức vừa phải về triển vọng khả năng sinh lời trong năm nay.

Phân tích tình hình và đánh giá những thách thức hiện hữu của cộng đồng doanh nghiệp cùng toàn nền kinh tế trước nguy cơ lạm phát, tỷ giá hối đoái gia tăng, chi phí logistics, giá vận chuyển thương mại, giá xăng dầu... các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, trong nguy vẫn có cơ, vẫn có những giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lúc này và hơn hết triển vọng lạc quan về lợi nhuận vẫn nằm trong tầm nay.

ADVERTISEMENT

Xét đến cùng, bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang có những thuận lợi nhất định đến từ việc kiểm soát lạm phát tương đối ổn định; duy trì nền lãi suất ở mức thấp, các gói hỗ trợ chính sách... Việc nới room tín dụng gần đây của Ngân hàng Nhà nước cũng đang tỏ rõ hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Còn từ phía doanh nghiệp, những chiến lược thích ứng linh hoạt, kịp thời cũng đã phần nào giải tỏa áp lực tăng giá đầu vào, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.

Đánh giá về triển vọng tăng trưởng trong 1 đến 2 năm tới, các doanh nghiệp tham gia khảo sát để tỏ ra tin tưởng với sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực như vận tải/logistics, du lịch/giải trí, tài chính/ngân hàng, bán lẻ, dược phẩm/y tế và công nghệ thông tin/viễn thông.

Lợi nhuận của 2/3 nhóm ngành kể trên đã quay trở lại mức trước đại dịch nên không khó hiểu khi những nhóm ngành này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Cụ thể như ngành du lịch/giải trí, dù đây là lĩnh vực gần như bị đóng băng suốt gần 2 năm qua do chịu tác động của đại dịch COVID-19. Mặc dù, hiện tại, khu vực này vẫn chưa quay trở lại với mức trước đại dịch, nhưng có tới hơn 47% doanh nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng trong vòng 1-2 năm tới. Hay như ngành công nghệ thông tin/viễn thông, dù đã tăng trưởng tốt trong đại dịch khi đi cùng với các thành tựu của công cuộc chuyển đổi số, nhưng tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại do rủi ro lạm phát và suy thoái tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu... có thể hạn chế nhu cầu về phần mềm toàn cầu.

Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm PROFIT500 hay còn gọi là Top500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam đều cho rằng, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần ưu tiên giải quyết một số vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên không gian số, hỗ trợ miễn, giảm các loại thuế, phí hoặc gia hạn nộp thuế, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tối đa trong tiếp cận các gói hỗ trợ và rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính.

Doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực bình ổn trong ‘bão giá’ Dù chịu áp lực về yêu cầu tăng giá từ các nhà cung cấp nhưng nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang tìm các giải pháp để bình ổn thị trường hàng hoá, đồng thời khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng. Liên tiếp trong thời gian gần...

Chia sẻ