Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Galaxy Z Flip 4, Fold 4: ‘Thanh gươm’ của Samsung trong cuộc chiến smartphone

Công nghệ 16/08/2022 - 22:42

Theo Giám đốc bộ phận di động Samsung, các thiết bị màn hình gập cao cấp có khả năng lôi kéo khách hàng từ các thương hiệu khác tốt hơn hẳn so với các flagship cùng hãng

Samsung dường như đã nhìn thấy lối đi mới cho cuộc chiến bế tắc với Apple. Đó là quan điểm của Giám đốc bộ phận di động Roh Tae Moon, người kiến tạo các điện thoại màn hình gập cho Samsung.

ADVERTISEMENT

Galaxy Z Flip 4, Fold 4: ‘Thanh gươm’ của Samsung trong cuộc chiến smartphone - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Ông Roh Tae Moon, Giám đốc bộ phận di động Samsung. (Ảnh: Yonhap)

Hãng điện tử Hàn Quốc vừa công bố hai mẫu Galaxy Z Fold 4 và Flip 4 tuần trước. Chúng làm được một thứ mà iPhone chưa làm được: Gập lại làm đôi hoặc mở ra như một máy tính bảng.

Dù doanh số còn khiêm tốn, ông Roh tiết lộ chúng lại có khả năng “kéo” khách gấp ba lần các smartphone cao cấp (flagship) Galaxy S truyền thống. Những vị khách này giúp doanh số thiết bị gập của hãng tăng trưởng hai chữ số trong năm 2021. Ông Roh kỳ vọng hai mẫu máy mới sẽ làm được nhiều hơn thế.

“Chúng tôi xem đây là những phần trăm ý nghĩa và một dấu hiệu tích cực”, ông Roh nói.

Samsung chưa từng tiết lộ con số cụ thể về thiết bị gập của mình. Ông Roh không nhắc tên Apple khi nói về sự phổ biến của điện thoại màn hình gập, song Apple và Samsung là hai đối thủ duy nhất trên phân khúc cao cấp.

Video đang HOT

Galaxy Z Flip 4 có giá 1.000 USD, còn Galaxy Z Fold 4 giá từ 1.800 USD, trong khi mẫu iPhone 13 đắt nhất là 13 Pro Max giá từ 1.100 USD. Đây là phân khúc mang lại hi vọng tăng trưởng cho các hãng trong bối cảnh ngành công nghiệp smartphone nói chung đều sụt giảm trước nỗi lo lạm phát và bất ổn kinh tế.

Theo hãng nghiên cứu Counterpoint Research, năm ngoái, Samsung xuất xưởng gần 8 triệu thiết bị gập. Năm nay, con số dự kiến vượt 13 triệu.

Có thể lấy đi một vài triệu người dùng iPhone và thuyết phục họ ở lại với hệ sinh thái của mình sẽ là lợi thế Samsung, xét tới biên lợi nhuận lớn mà điện thoại gập mang lại. Sự phấn khích của ông Roh cũng cho thấy vài điểm % nhỏ cũng tạo ra khác biệt ý nghĩa.

Cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung đã làm nên thị trường smartphone trong những năm đầu khi cả hai đối đầu trên các tòa án, quảng cáo truyền hình và các thắng lợi kỹ thuật. Người mua có xu hướng chuyển đổi giữa các thương hiệu. Dù vậy, hiện nay, khoảng 93% người dùng gắn bó với Apple, còn Samsung giữ chân khoảng 90%.

ADVERTISEMENT

Apple đã nộp một số đơn xin cấp phép bằng sáng chế liên quan đến công nghệ màn hình gập dù không công khai bất kỳ kế hoạch nào về thiết bị như vậy. Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh tháng trước, CEO Tim Cook cho biết công ty ghi nhận lượng khách hàng chuyển sang dùng iPhone cao kỷ lục.

Theo Hugh Dubberly, cựu Giám đốc sáng tạo Apple và một thành viên trong ban cố vấn thiết kế Samsung, để đấu với Apple, Samsung phải cải thiện những điểm yếu cố hữu trong trải nghiệm người dùng, thiết kế hệ sinh thái và phần mềm. Ông chưa nhìn ra các tính năng thuyết phục để lượng lớn người dùng iPhone phải chuyển sang điện thoại màn hình gập Samsung.

Trong nỗ lực xốc lại nội bộ cuối năm 2021, Samsung đã sáp nhập bộ phận di động và điện tử tiêu dùng, mục tiêu dài hạn là nâng cấp hệ sinh thái thiết bị, từ điện thoại, máy giặt đến tivi. Ông Roh, 53 tuổi, gia nhập Samsung năm 1997 và từng bước đi lên trong đội ngũ R&D. Ông giúp ra mắt Galaxy Fold năm 2019.

Những hoài nghi về độ bền và giá bán cao khiến smartphone gập nói chung không được ưa chuộng. Dù vậy, sau hơn 3 năm, Samsung đã dẫn đầu danh mục này, theo Counterpoint. Hãng nghiên cứu ước tính doanh số thiết bị gập năm nay sẽ đạt 26 triệu máy, tăng từ 9 triệu năm 2021.

Vị lãnh đạo Samsung tiết lộ, so với các flagship khác đang cung cấp, Galaxy Z Flip làm tốt hơn trong khoản thu hút khách hàng bên ngoài, còn Galaxy Z Fold lại hấp dẫn hơn với người dùng trung thành. Tỉ lệ duy trì khách hàng của dòng máy gập cao hơn 10% so với dòng Galaxy S thông thường.

Ông Roh thường dùng các flagship Samsung ngay khi ra mắt, như Galaxy S22 Ultra, Z Fold 3. “Tôi phải tích cực sử dụng các sản phẩm của chúng tôi để thực sự cảm nhận và hiểu được phản hồi của khách hàng”, ông nói. Tiếp theo, ông dự định chuyển sang Z Fold 4.

Kỷ nguyên vàng của điện thoại Trung Quốc sắp kết thúc?

ADVERTISEMENT

Trung Quốc truy quét 12.000 tài khoản mạng xã hội liên quan tiền mã hóa

Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc

Ấn Độ muốn cấm smartphone Trung Quốc dưới 3,5 triệu đồng

Không chỉ có vậy, các thương hiệu hàng đầu Đại lục như Xiaomi, Vivo và Oppo đều báo cáo doanh số giảm sâu. Có nhiều yếu tố dẫn đến điều này, bao gồm chính sách phong tỏa Covid-19 nghiêm ngặt, song vấn đề lớn hơn đã cháy âm ỉ từ lâu.

Galaxy Z Flip 4, Fold 4: ‘Thanh gươm’ của Samsung trong cuộc chiến smartphone - ảnh 2

ADVERTISEMENT

(Ảnh: swrve)

Sự bùng nổ smartphone kéo dài hơn chục năm nhờ những người mua mới và những đợt nâng cấp không ngừng sắp đến hồi kết. Một thập kỷ trước, Trung Quốc nóng lòng muốn trở thành một quốc gia di động. Họ sử dụng nguồn vốn nhà nước để xây dựng các trạm gốc 4G tại gần như mọi ngôi làng, khuyến khích các nhà sản xuất nội địa bán những thiết bị đẹp mắt cho hàng trăm triệu người dùng tại nông thôn, những người hầu như chưa bao giờ dùng màn hình cảm ứng. Trong khi đó, Apple, Samsung và Motorola theo đuổi cư dân thành thị với các tùy chọn hào nhoáng, đắt tiền hơn.

Gần đây, các công ty smartphone nhìn thấy cơ hội khi Trung Quốc thúc đẩy mạng 5G thế hệ mới, những ít người cảm nhận được khó khăn dần hiện hữu. Một vấn đề lớn là thị trường smartphone khổng lồ này ngày càng bão hòa. Trung Quốc có hơn 1,6 tỷ người dùng di động tính đến cuối năm 2021, cao hơn số dân (1,4 tỷ). Tỉ lệ thâm nhập cao hơn trung bình toàn cầu và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt.

Nhu cầu thay thế điện thoại không còn gấp gáp. Vòng đời sản phẩm smartphone kéo dài, đặc biệt khi kinh tế không khả quan. Giá dịch vụ 5G khiến nhiều người vẫn gắn bó với dịch vụ 4G. Toby Zhu, nhà phân tích của hãng nghiên cứu Canalys, nêu trong một báo cáo: "Người tiêu dùng Trung Quốc đang kìm hãm chi tiêu cho điện thoại thông minh". Các hãng điện thoại hi vọng chương trình khuyến mãi trực tuyến lớn vào tháng 6 vừa qua có thể kích thích nhu cầu song không thành công. Thậm chí Apple, nổi tiếng với các sản phẩm đắt tiền, cũng lần đầu giảm giá toàn bộ dòng iPhone để hấp dẫn khách hàng.

Cùng lúc này, các biện pháp phòng chống Covid-19 đang chống lại mọi doanh nghiệp. Lệnh phong tỏa làm gián đoạn hoạt động bán lẻ, logistics, sản xuất. Một giám đốc giấu tên tại một công ty đã dự trữ linh kiện tỏ ra lo lắng vì nhu cầu suy yếu sẽ khiến họ dư thừa hàng tồn kho. Một người khác lại lo ngại thiếu vắng sản phẩm mới làm cho thị phần tiếp tục giảm sút. Không một ai cảm thấy vui vẻ.

ADVERTISEMENT

Năm sau, nhiều nhà phân tích tin rằng nhu cầu sẽ hồi phục và thị trường được kéo lên. Dù vậy, số ít dự đoán kỷ nguyên vàng của smartphone Trung Quốc sẽ quay trở lại.

Smartphone giá rẻ Trung Quốc bị 'bao vây' Mâu thuẫn địa chính trị, cạnh tranh thị trường và tranh chấp pháp lý đang đẩy các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc ra khỏi vị trí thỗng lĩnh phân khúc sơ cấp trên thị trường di động thế giới. Dù vẫn chiếm thị phần lớn trong phân...

Chia sẻ