Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Trước mùa mua sắm, các cửa hàng Mỹ lắp thêm khóa, camera chống trộm

Kinh tế 27/11/2022 - 12:20

Nhằm chuẩn bị cho dịp mua sắm cuối năm và ngăn chặn nạn trộm cắp vặt, nhiều nhà bán lẻ tại Mỹ đang lắp đặt hàng loạt camera theo dõi, đồng thời khóa lại các sản phẩm trên kệ hàng.

Gần đây, nhiều nhà bán lẻ lớn tại Mỹ như Walmart, JC Penney hay Walgreens đều đã cho lắp đặt các hệ thống camera giám sát mới hoặc gia tăng số lượng nhân viên bảo vệ trong cửa hàng. Trong khi đó, các nhà bán lẻ khác bao gồm Target, Barnes và Noble lại lựa chọn phương pháp niêm phong hàng hóa trên kệ bằng các tấm mica và khóa lại.

Thậm chí, gã khổng lồ công nghệ Apple còn bắt đầu bố trí thêm nhân viên bảo vệ mặc thường phục tại các cửa hàng, sau khi những tên trộm tại một số địa điểm lấy cắp iPhone từ tay nhân viên.

Theo Reuters, tất cả những động thái nói trên đều được thực hiện để ngăn chặn nạn trộm cắp vặt tại các cửa hàng vào dịp mua sắm cuối năm.

Trước mùa mua sắm, các cửa hàng Mỹ lắp thêm khóa, camera chống trộm - ảnh 1

Các cửa hàng tại Mỹ đang khóa mọi sản phẩm lại để ngăn chặn ăn cắp vặt trong dịp lễ cuối năm. Ảnh: Getty Images.

Thời điểm trộm cắp lộng hành

Trong năm 2021, dữ liệu từ một cuộc khảo sát của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF) đã cho thấy số lượng “tội phạm bán lẻ có tổ chức” chiếm tới 26,5%. Vụ việc 80 người cùng xông vào một cửa hàng Nordstrom tại San Francisco để trộm cắp đồ và khiến 5 nhân viên bị thương dịp lễ năm 2021 chính là một ví dụ.

Và theo một thống kê khác, tổng thiệt hại do trộm cắp, gian lận và sai sót đối với các nhà bán lẻ Mỹ vào năm 2021 lên tới 1,4% trên tổng doanh thu, nghe thì tưởng ít nhưng thực tế đó lại là một con số khổng lồ.

Đối với Target, nhà bán lẻ này đưa ra dự đoán rằng những hành vi trộm cắp có thể lấy đi hơn 600 triệu USD doanh thu vào năm 2022 của công ty. Con số này chiếm gần 2% trong tổng số 31 tỷ USD mà hãng kiếm được vào năm 2021.

Chính vì vậy, dù nạn trộm cắp vào dịp cuối năm gần như là một điều hiển nhiên tại Mỹ, nhiều nhà bán lẻ vẫn nỗ lực đổ nhiều tiền cho an ninh hơn trong quý IV/2022. Một phần nguyên nhân là nhiều bang ở Mỹ mới đây đã nâng ngưỡng giá trị hàng hóa lên 1.000 USD nếu muốn buộc tội trộm cắp, do việc truy tố tội phạm nhỏ vốn phức tạp.

Các nhà bán lẻ vì vậy lại trở thành đối tượng phải gánh trách nhiệm chính trong việc ngăn chặn tội phạm, đặc biệt là trong dịp Lễ tạ ơn sắp tới. Ngày lễ này ghi nhận lượng người mua sắm kỷ lục, chiếm gần 20% tổng doanh số bán lẻ của Mỹ trong năm.

Sức ép đối với nhà bán lẻ

Với tình hình kinh tế hiện tại, điều này có thể gây thêm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ - thứ vốn đã bị siết chặt bởi chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển, tiền lương lao động và giá nguyên liệu thô.

Trước mùa mua sắm, các cửa hàng Mỹ lắp thêm khóa, camera chống trộm - ảnh 2

Tất cả các sản phẩm trên kệ đều bị đặt sau tấm mica và khóa lại. Ảnh: Getty Images.

Theo ông Burt Flickinger - giám đốc điều hành của công ty tư vấn bán lẻ Strategy Resource Group - nếu quá khó khăn, các nhà bán lẻ có thể phải giảm bớt áp lực của chi phí ngăn chặn tội phạm bằng cách gia tăng sang giá hàng hóa. Tuy nhiên, điều này cần phải được phải cân nhắc kỹ càng vì chính các phương pháp bảo vệ hàng hóa khỏi nạn trộm cắp đã khiến nhiều cách hàng gặp phải cản trở rồi.

Nhiều khách hàng phàn nàn rằng các biện pháp bảo vệ hàng hóa khiến họ mất thời gian hơn trong việc mua sắm vì phải tìm nhân viên mở khóa để lấy hàng. Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng không có đủ nhân viên để mở khóa nên khách hàng sẽ bỏ đi luôn.

Trên hết, các kệ hàng khóa kín còn tạo nên tâm lý e dè và ngại ngùng cho người mua. Nên nếu xét về mặt tổng thể, các nhà bán lẻ có thể mất cả lượng khách mua hàng theo kế hoạch và lượng khách mua hàng không có kế hoạch.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế