Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Lệnh cấm vàng mã gây phẫn nộ ở Trung Quốc

Đời sống 03/04/2024 - 02:37

Chính quyền tỉnh Nam Thông (Trung Quốc) vấp phải chỉ trích khi cấm sản xuất, đốt vàng mã vào lễ Thanh Minh.

Lệnh cấm vàng mã gây phẫn nộ ở Trung Quốc - ảnh 1

Đốt vàng mã, các sản phẩm bằng giấy dành việc thờ cúng như tiền giấy, xe cộ, áo quần... là nghi lễ truyền thống của người Trung Quốc khi đi viếng mộ vào lễ Thanh Minh.

Ngoài một cách bày tỏ lòng thành kính, việc đốt quà bằng giấy còn được cho là để đảm bảo rằng những người thân yêu đã khuất sẽ giàu có ở thế giới bên kia.

Nhưng ngay trước lễ Thanh Minh năm nay (sẽ rơi vào ngày 4/4 dương lịch), chính quyền tỉnh Nam Thông (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra quy định cấm sản xuất và buôn bán, sử dụng vàng mã hoặc các sản phẩm bằng giấy khác dùng để thờ cúng tổ tiên.

Chính quyền tỉnh này coi vàng mã là "biểu tượng của sự mê tín thời phong kiến", cho biết lý do chính của lệnh cấm là để bảo vệ môi trường và ngăn ngừa hỏa hoạn, hãng tin thecover.cn đưa tin.

Lệnh cấm vàng mã gây phẫn nộ ở Trung Quốc - ảnh 2

Lệnh cấm vàng mã của chính quyền Nam Thông khiến dân chúng bức xúc.

Cơ quan giám sát thị trường và dân sự địa phương cho biết vào ngày 25/3 rằng bất kỳ ai vi phạm quy định sẽ bị tịch thu sản phẩm và bị phạt gấp 3 lần thu nhập của họ.

Chính quyền Nam Thông cho biết người dân nên tưởng nhớ tổ tiên bằng "các biện pháp xanh và môi trường" như tặng hoa, trồng cây và viết thư.

Lệnh cấm đã gây ra làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội Trung Quốc, Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc (CNR) cũng tham gia thảo luận.

"Đốt tiền giấy cúng tổ tiên không phải là mê tín thời phong kiến, đó là việc người Trung Quốc làm để tưởng nhớ tổ tiên từ rất lâu đời", CNR cho biết trong một bài xã luận ngày 27/3.

"Chính quyền có thể kêu gọi công chúng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, nhưng cấm người dân đốt tiền giấy là quá thô lỗ. Phong cách quản lý này không thực tế và thiếu sự ấm áp của con người. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng thận trọng khi đưa ra lệnh này", cơ quan truyền thông phân tích thêm.

Một quan chức của cơ quan dân sự thành phố Nam Thông nói với thecover.cn rằng: "Chúng tôi đã nhận thấy phản ứng trên mạng xã hội và sẽ nghiên cứu xem liệu có cần thay đổi quy định hay không".

Nam Thông không phải là địa phương duy nhất ở Trung Quốc đi ngược lại tục lệ lễ Thanh Minh vốn đã có từ lâu đời. Trong vài năm qua, các thành phố khác bao gồm Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thiên Tân và Liêu Dương đã đưa ra các quy tắc tương tự.

"Đó không phải là mê tín. Đó là niềm tin của chúng tôi. Đó là một phương thức kết nối giữa chúng tôi và những người thân đã khuất", "Đó là một truyền thống văn hóa của Trung Quốc. Chúng tôi đã kế thừa tập tục này từ tổ tiên. Tôi không ủng hộ việc hủy bỏ phong tục này", những người dùng Douyin bình luận.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.