Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

TP.HCM nắng gắt đến bao giờ?

Đời sống 03/04/2024 - 18:10

Nắng nóng ở châu Á: Tình trạng nắng nóng gay gắt ở khu vực Nam Bộ đã kéo dài hết tháng 3 và dự kiến tiếp tục gia tăng cường độ trong hai tháng tới.

TP.HCM nắng gắt đến bao giờ? - ảnh 1

Để đối phó với nắng nóng, tránh tia cực tím gây hại cho da, nhiều người phải mặc nhiều lớp áo khoác, đeo khẩu trang, kính khi ra đường. Ảnh: An Huy.

Trong 10 ngày đầu tiên của tháng 4, nhiệt độ không khí cao nhất ngày ở cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ được dự báo dao động từ 35-38 độ C. Riêng ngày 4/4, miền Đông có nơi trên 38 độ, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ.

"Cú đấm kép"

Nguyên nhân của đợt nắng nóng này là rãnh áp thấp có trục 26-29 độ vĩ bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam. Từ ngày 3/4, rãnh thấp sẽ bị nén và đẩy xuống phía Nam. Sự kết hợp giữa những đợt sóng nhiệt từ vùng áp thấp bị nén đã gia tăng cường độ nắng nóng ở khu vực này.

Trả lời Tri thức - Znews, ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đánh giá đợt nắng nóng mới có điểm giống và khác so với trước kia.

"Nắng nóng tháng 2, 3 ở khu vực Nam Bộ chủ yếu do ảnh hưởng của hệ thống áp cao Tây Thái Bình Dương gây nên. Từ cuối tháng 3 sang tháng 4, 5, nắng nóng vẫn chịu tác động bởi hệ thống áp cao này, song có ngày còn kết hợp áp thấp nóng phía Tây tạo ra cường độ nắng nóng mạnh, giảm độ ẩm không khí. Ngoài ra, đợt nắng nóng mới xuất hiện có xu hướng mở rộng về các tỉnh miền Tây Nam Bộ hơn so với thời điểm tháng 3", ông Quyết cho biết.

Thời gian tới, nhiệt độ không khí cao nhất có thể vượt ngưỡng 39 độ C; thời gian nắng nóng đỉnh điểm rơi vào khung giờ 13h-15h hàng ngày.

TP.HCM nắng gắt đến bao giờ? - ảnh 2

Thời tiết TP.HCM và khu vực Nam Bộ liên tiếp nắng nóng gay gắt, khiến nhiều trẻ em phải đi khám vì đổ bệnh. Ảnh: Duy Hiệu.

Khó có "cơn mưa vàng"

Trước đó, lúc 14h30 hôm 27/2, mưa rào xuất hiện bất ngờ ở một số quận, huyện tại TP.HCM như Bình Thạnh, Thủ Đức, Phú Nhuận, quận 1, 3, 4, 7... Đây được xem là "cơn mưa vàng" sau chuỗi nắng nóng gay gắt ở TP.HCM và miền Nam kéo dài từ ngày 9/2.

Tuy nhiên, từ nay đến 10/4, ông Quyết cho biết mưa chưa có dấu hiệu xuất hiện, ngược lại nắng nóng sẽ càng thêm gay gắt.

"Đây vẫn là thời kỳ El Nino hoạt động, dù có xu hướng giảm nhưng quá trình đảo pha dần sang pha trung tính khiến diễn biến thời tiết chủ đạo từ nay tới cuối tháng 4 là nắng nóng, ít khả năng mưa", ông nhận định.

Mùa mưa năm nay cũng sẽ tới muộn hơn so với trung bình nhiều năm, tức là khu vực Nam Bộ có thể bắt đầu mùa mưa từ khoảng 15/5. Nói cách khác, các tỉnh thành phía Nam sẽ trải qua tháng 4 nắng nóng, thỉnh thoảng có ngày nhiều mây, giảm nhiệt - nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài - trước khi đón cơn mưa đầu mùa.

TP.HCM nắng gắt đến bao giờ? - ảnh 3

Thời tiết nắng gắt, oi bức là điều kiện dễ xảy ra các trường hợp nguy hiểm như say nắng, say nóng, ngất, sốc nhiệt... Ảnh: An Huy.

Từ đầu năm 2024, các tỉnh miền Đông Nam Bộ luôn có mức nhiệt độ không khí trong ngày cao kỷ lục. Chẳng hạn, hôm 15/2, nhiệt độ cao nhất tại Biên Hòa là 38.5 độ C. Ngày 26/3, Sở Sao (Bình Dương) đạt mức nhiệt lên đến 38.7 độ C, trong khi Trung tâm Khí tượng hàng không Tân Sơn Nhất đo được nhiệt độ cao nhất ở TP.HCM là 37 độ C.

Từ đây, ông Quyết kết luận rằng Đồng Xoài (Bình Phước), Biên Hòa (Đồng Nai) và Sở Sao (Bình Dương) là 3 nơi chịu mức nhiệt cao hơn những nơi khác trong khu vực.

Riêng tại TP.HCM, nhiệt độ các quận trung tâm cao hơn các quận huyện phía Đông và phía Nam khoảng 1-1,5 độ C, do vùng trung tâm chịu tác động cộng hưởng gồm nhiệt từ các tòa nhà, mật độ giao thông cao, gió yếu và ít cây xanh.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.