Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Trẻ em vùng khó khăn vẫn không dễ xoay xở để có sách

Chuyện lạ 24/04/2024 - 10:24

Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch, để học sinh vùng nông thôn được tiếp cận sách nhiều hơn cần sự chung tay của nhiều nguồn, đặc biệt là nhà trường, gia đình.

Trẻ em vùng khó khăn vẫn không dễ xoay xở để có sách - ảnh 1

Nhiều trẻ em ở vùng nông thôn khó khăn vẫn thiếu sách. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.

Thiếu sách ở nông thôn, đặc biệt cho trẻ em các vùng khó khăn là câu chuyện không mới. Thời gian qua, có nhiều chương trình, dự án với mục tiêu lan tỏa, đem sách về nông thôn được lan rộng trong cộng đồng như "Sách hay dành cho học sinh Tiểu học"; "Dự án Tủ sách Nhân ái" do nhóm doanh nhân tại TP.HCM thành lập hay "Dự án giáo dục Be the Cause for Hope (BeCause)"...

Theo ông Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập phong trào "Sách hoá nông thôn" và duy trì hơn 20 năm nay - thực trạng chưa hiểu đúng tầm quan trọng của sách, vô cảm với sách và đói sách ở nông thôn đã giảm so với trước nhờ hành động đưa sách về nông thôn không ngừng nghỉ của những nhóm này.

"Tuy nhiên, tình hình vẫn còn cách xa so với kỳ vọng của chúng tôi và tôi cho rằng phần lớn trách nhiệm nằm ở các nhà trường", ông nói.

Từng chia sẻ với Tri thức - Znews, đại diện trường Tiểu học Trường Xuân 2, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, cho biết dù từng được một số dự án hỗ trợ, trường vẫn đang thiếu nhiều đầu sách phục vụ nhu cầu học tập, giải trí của các em học sinh.

Đặc biệt, một số học sinh trong trường thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo không dễ xoay xở trong việc mua sách, đồ dùng học tập. Trường cũng triển khai chương trình vận động ủng hộ nhưng gặp khó vì khu vực quanh trường không có nhiều doanh nghiệp lớn, chủ yếu người dân địa phương làm nông nghiệp, kinh tế không mấy dư dả.

Trẻ em vùng khó khăn vẫn không dễ xoay xở để có sách - ảnh 2

Ông Nguyễn Quang Thạch có hơn 20 năm bền bỉ với phong trào "Sách hóa nông thôn". Ảnh: NVCC.

Theo ông Nguyễn Quang Thạch, có nhiều lý do khiến trẻ em nông thôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận sách. Đó là do thế hệ ông bà, cha mẹ thiếu sách trong nhiều năm qua, cấu trúc giáo dục Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào sách giáo khoa. Bên cạnh đó, nhiều trường học cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức với việc đọc của học sinh.

Ông Thạch cũng cho rằng trẻ em nên được tiếp cận sách từ năm 1 tuổi và các em cần được các nguồn lực hỗ trợ hết mức để tiếp cận sách trước khi vào lớp một.

Người sáng lập phong trào "Sách hóa nông thôn" cho rằng bên cạnh sự chung tay của các cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị xuất bản, những nhà hoạt động xã hội tâm huyết với việc đem sách về nông thôn cần nỗ lực hơn nữa, gấp hàng trăm, hàng nghìn lần để kích thích được con số hàng nghìn, hàng chục nghìn rồi đến hàng triệu người hành động vì con trẻ.

Quyên góp xây dựng tủ sách “Tri Thức Việt Nam”. Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024, Tạp chí điện tử Tri Thức - Znews cùng Momo khởi xướng dự án quyên góp gây quỹ xây dựng tủ sách “Tri Thức Việt Nam” dành cho trẻ em những vùng khó khăn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu trong giai đoạn đầu (15/4-15/5) là kêu gọi quyên góp 300 triệu đồng để xây dựng 10 tủ sách cho học sinh các trường tiểu học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bằng cách này, chương trình khuyến khích xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh, đảm bảo cơ hội tiếp cận tri thức cho mọi người và không ai bị bỏ lại phía sau.

Quét mã sau để đóng góp cho dự án Tủ sách Tri thức Việt Nam (có thể dùng Momo hoặc bất kỳ app Ngân hàng nào).

Trẻ em vùng khó khăn vẫn không dễ xoay xở để có sách - ảnh 3