Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài

Tuổi Teen 27/03/2024 - 08:43

Khoảng một năm nay, nhiều khách nước ngoài có xu hướng du lịch mua sắm tại TP.HCM và các local brand là địa điểm được chia sẻ mạnh.

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài - ảnh 1

Mỗi năm có dịp về Việt Nam một lần, Trang Trần (sống tại Canada từ nhỏ) dành cả tuần để đi mua sắm quần áo. Cô thường dạo quanh các shop thời trang ở quận 1, quận 3 hay trong trung tâm thương mại.

Lần này, cô đã chi khoảng 7-8 triệu đồng để mua sắm quần áo. "Nhiều bạn bè của tôi bên đó cũng gửi mua giúp vì họ rất thích các mẫu thời trang ở Việt Nam, chất lượng ngang với ở Canada với giá rẻ hơn", cô nói với Tri thức - Znews.

Trang đánh giá cao về chất lượng, sự đa dạng mẫu mã lẫn tốc độ "bắt trend" của các thương hiệu thời trang thiết kế tại TP.HCM. "Ở Canada không có nhiều thương hiệu thiết kế như vậy", cô nói.

Bên cạnh tìm kiếm địa điểm ăn uống, tham quan, các điểm mua sắm thời trang cũng bắt đầu trở thành "things to do" (điều phải làm) của nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam.

Nhiều thương hiệu thời trang Việt hưởng lợi từ xu hướng này.

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài - ảnh 2

Mỗi lần về Việt Nam, Trang Trần đều đi mua sắm quần áo cho mình và bạn bè.

Khách ngoại mua sỉ

Trên các trang mạng xã hội như TikTok, Instagram, YouTube, các video với hashtag "shoppinginvietnam", "shoppingsaigon", "localbrandhcm" ngày càng phổ biến.

Nhiều vlogger từ Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc thường review những cửa hàng thời trang tại TP.HCM như một địa điểm thú vị "cần ghé thăm". Địa chỉ, phong cách, mức giá đều được liệt kê chi tiết.

Thúy, nhân viên shop thời trang TU by CATU trên đường Nguyễn Trãi (quận 1), cho biết khoảng một năm trở lại đây, lượng khách du lịch nước ngoài đến mua sắm tại cửa hàng tăng cao.

"Khách nước ngoài ghé shop mỗi ngày. Đông nhất là khách Thái Lan. Brand của chúng tôi khá nổi bên Thái Lan nhờ có các blogger bên đó review và quảng cáo giúp. Ngoài ra còn có khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và khách Tây", cô chia sẻ với Tri thức - Znews.

Trong bối cảnh khách trong nước thắt chặt hầu bao hơn và có xu hướng chuyển sang mua sắm online, khách nước ngoài đã giúp doanh số tại cửa hàng ổn định.

Thúy cho biết thêm sau Tết, khi nhu cầu mua sắm của khách Việt giảm xuống, khách nước ngoài lại có xu hướng mua nhiều hơn. Thời gian này, lượng khách nước ngoài vào cửa hàng chiếm tới một nửa lượng khách hàng.

Secodee là một trong những local brand được nhiều du khách nước ngoài chọn mua sắm khi tới TP.HCM. Hướng tới nhóm khách nữ trẻ tuổi, ưa phong cách trẻ trung và năng động, thương hiệu này được lòng nhiều khách châu Á.

Ngọc Ánh, nhân viên của cửa hàng tại quận 1, cho biết nhóm khách ngoại đông nhất đến từ Thái Lan.

“Khoảng một năm trở lại đây, lượng khách nước ngoài đến shop tăng đột biến. Có nhiều khách Thái Lan thậm chí tới nhập sỉ, số lượng lớn”, Ngọc Ánh nói.

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài - ảnh 3

TU by CATU có các thiết kế đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng nhiều quốc gia.

Cô cho biết brand hướng tới nhóm khách trẻ tuổi nên luôn “bắt trend” các xu hướng thời trang mới nhất. Hiện tại, các thiết kế theo mốt Y2K hay theo phong cách của các idol nhóm BlackPink thu hút nhiều khách hàng Gen Z.

Theo nữ nhân viên này, xu hướng khách ngoại đi du lịch mua sắm tại TP.HCM được thúc đẩy nhờ hiệu ứng mạng xã hội.

"Nhiều khách nước ngoài tìm thấy shop chúng tôi trên TikTok, Instagram. Khi đến cửa hàng, họ còn lấy điện thoại ra để nhờ tôi chỉ đường đến những shop khác mà họ đã lưu sẵn", cô cho biết.

District One (Nguyễn Trãi) cũng hưởng lợi từ làn sóng du lịch mua sắm. Đại diện cửa hàng cho biết nhiều travel blogger tới đây quay vlog, livestream giới thiệu, giúp brand được quảng cáo một cách miễn phí.

"Không chỉ tới mua sắm, nhiều người còn mua giúp bạn bè của họ ở nước ngoài. Có những vlogger còn livestream để người theo dõi tự chọn mẫu để mua", Phương Thoa, nhân viên cửa hàng, cho biết.

Cô nói thêm rằng trào lưu khách du lịch mua sắm phát triển mạnh nhất khoảng một năm trở lại đây. Thương hiệu này thu hút nhiều nhất khách từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia bởi style tiểu thư, nhẹ nhàng.

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài - ảnh 4

Một du khách chi 5 triệu đồng để mua sắm quần áo ở TP.HCM.

Nắm bắt xu hướng

Nhiều thương hiệu local brand tại khu vực trung tâm TP.HCM đã nắm bắt xu hướng mua sắm của khách du lịch nước ngoài để phát triển kinh doanh.

Nhân viên tại TU by CATU nhận biết thị hiếu thời trang của du khách từng quốc gia. Cửa hàng này cũng có nhiều mẫu mã đa dạng để phục vụ nhu cầu này.

"Ví dụ khách Hàn thường chọn kiểu trang phục thanh lịch, có màu sắc trung tính như be, đen, ghi. Khách Thái Lan lại ưa những kiểu váy áo màu sặc sỡ và nhiều họa tiết, chi tiết bèo nhún. Khách người Trung Quốc chọn những thiết kế lạ như áo dài hay áo yếm…", nữ nhân viên vừa nói vừa chỉ cho phóng viên xem từng khu vực trang phục khác nhau trong cửa hàng.

Thúy cho biết thêm những mẫu quần áo size S, M bán chạy nhất đối với khách châu Á. Khách Tây thường chọn các mẫu size L hoặc freesize.

Cô gái về TP.HCM sắm đồ thời trang cho cả bạn bè ở nước ngoài - ảnh 5

Nhóm du khách người Malaysia mua sắm tại một shop quần áo trên đường Nguyễn Trãi (quận 1).

Tương tự, để phục vụ thêm tệp khách du lịch nước ngoài, Secodee cũng liên tục cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất của nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên, số đo của đa số thương hiệu tại Việt Nam chỉ phù hợp với kích thước cơ thể người châu Á. Nhiều khách Tây gặp khó khăn khi chọn size quần áo tại cửa hàng.

"Nhiều khách Tây có thể không mặc vừa áo của chúng tôi, nhưng đa số mẫu quần lại có form rộng và dài nên họ có thể mặc thoải mái khi chọn size L", nhân viên Secodee nói.

Tuy nhiên, dù khách ngoại ghé thăm khá đông, có những cửa hàng thời trang chọn giữ nguyên phong cách thay vì sửa đổi để phục vụ khách nước ngoài, bởi nhóm khách chính vẫn là trong nước.

Đại diện một cửa hàng thời trang công sở trên đường Nguyễn Trãi cho biết cứ 10 khách ngoại ghé vào, chỉ có 2 người chọn được đồ. Đa số khách Tây sẽ không thể lựa được quần áo ở đây, một phần do mẫu mã chỉ hợp với dân công sở châu Á, một phần vì kích thước hạn chế.

"Chúng tôi cũng có khách Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng không nhiều. Chúng tôi cũng không có ý định mở rộng size. Quan trọng vẫn là phục vụ tệp khách chính của mình", người này nói.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.