Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Người phụ nữ ở Hà Nội có 2 bàng quang

Chuyện lạ 15/04/2024 - 20:43

Sau khi được thăm khám, bác sĩ xác định ngoài bệnh viêm phế quản phổi, người phụ nữ còn mắc bệnh lý liên quan đường tiết niệu là có đến 2 bàng quang.

Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, Hà Nội, vừa tiếp nhận và phẫu thuật cho người bệnh nữ có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).

Người bệnh 74 tuổi (trú tại Hà Nội) nhập viện vào khoa Bệnh Nhiệt đới với biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp như sốt cao, ho đờm, đau họng…

Các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT. Kết quả xác định ngoài bệnh viêm phế quản phổi, người bệnh còn mắc bệnh lý liên quan đường tiết niệu là có đến 2 bàng quang.

Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới và khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học đã hội chẩn với nhau để đưa ra phương án điều trị tiếp theo cho người bệnh.

Người phụ nữ ở Hà Nội có 2 bàng quang - ảnh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Khai thác tiền sử, người phụ nữ này đã có triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu vài năm nay như tình trạng tiểu buốt, tiểu đêm nhiều (3-4 lần), tiểu nhiều lần vào ban ngày.

Người bệnh nghĩ rằng mình chỉ mắc bệnh tiểu đêm thường gặp ở người già nên không đi khám… Sau khi nhận được kết quả chụp CT ổ bụng, người bệnh đã rất sốc khi phát hiện mình có 2 bàng quang.

ThS.BS Nguyễn Thế Thịnh, khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, giải thích túi thừa bàng quang là tình trạng xuất hiện túi phồng bất thường hình thành trên thành bàng quang.

Túi này được hình thành do sự thoát vị của lớp niêm mạc bàng quang qua lớp cơ bàng quang. Túi thừa bàng quang có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên bàng quang, nhưng phổ biến nhất là ở mặt sau.

Túi thừa bàng quang được hình thành do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường từ khiếm khuyết trong quá trình hình thành bàng quang của thai nhi.

Nguyên nhân mắc phải thường gặp ở người lớn, do tắc nghẽn đường tiểu (sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo…), bệnh lý bàng quang thần kinh hay chấn thương bàng quang.

Ở giai đoạn đầu, túi thừa bàng quang thường không có triệu chứng nào đặc hiệu, tuy nhiên, khi thể tích của nó tăng dần, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh, thường là các biến chứng tại chỗ do túi thừa gây ra.

"Túi thừa bàng quang giống như quả bom, có thể vỡ ra bất cứ lúc nào và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, với trường hợp này, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi thừa bàng quang và trả lại bàng quang khỏe mạnh cho người bệnh", bác sĩ Nguyễn Thế Thịnh nói.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời túi thừa bàng quang rất quan trọng, nhằm giảm những tác động do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? Hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.